Điệu hổ ly sơn là gì? Tìm hiểu kế sách Điệu hổ ly sơn

Bạn chắc hẳn thường nghe thấy câu: “Điệu Hổ Ly Sơn” khá nhiều lần. Đây chính là một trong 36 kế sách của Trung Quốc được áp dụng trong quâ sự nổi tiếng. Chỉ với 4 chữ nhưng cho thấy được ý nghĩa của kế sách này ám chỉ dùng mưu trí dụ hổ ra khỏi núi để dễ bề chiến thắng. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về kế sách Điệu Hổ Ly Sơn nổi tiếng của Trung Quốc.

điệu hổ ly sơn
điệu hổ ly sơn

XUẤT XỨ CÂU CHUYỆN ĐIỆU HỔ LY SƠN

Có thể thấy được việc xuất xứ câu chuyện đó xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn dụ hổ được truyền lai từ xưa. Truyện kể rằng tại một làng nọ người dân đang sinh sống hòa bình với nhau. Lúc này người đàn ông sẽ vào rừng săn bắn và phụ nữ ở nhà chăm con và làm nương rẫy.

Cuộc sống bình yên trôi qua cho đến một ngày có một con hổ dữ xuất hiện. Nương rẫy bị dày xéo và tâu bò trong chuồng bị ăn thịt trong đêm. Người dân phát hiện những dấu chân hổ dữ xung quanh đó và đã quyết định đi giết hổ. Những người đàn ông trong làng tụ họp với nhau lại để bàn kế diệt hổ. Tuy nhiên một vài người đã bỏ mạng vì hổ rất ranh ma. Cuộc họp sau đó được diễn ra và già làng nói nói “con hổ là chúa sơn lâm, rừng là chúa sơn lâm. Nếu ta vào rừng mà bắt hổ sẽ không được, ta phải dụ nó ra khỏi rừng xanh để bắt”. Sáng hôm sau theo lời của già làng, người dân đào một cái hố sâu gần bìa rừng rối lấy phên thưa che miệng hố. Người dân treo một con dê non lên trên giữa miệng hố xong rùi mài dao, tên thật sắc và nấp đợi hổ.

điệu hổ ly sơn
điệu hổ ly sơn

Đúng như dự đoán, tiếng kêu của con dê suốt đêm đã thu hút con hổ. Ngày hôm sau con hổ đã lấp ló ra khỏi bìa rừng. Con dê kêu càng to hơn vì ngửi thấy mùi hổ dữ. Sự sợ hãi của con mồi đã kích thích con hổ lao tới. Chưa kịp đông tới con mồi thì hổ đã bị rới xuống hố sâu và bị bắn chết trả lại cuộc sống bình yên cho dân làng.

Chính sự việc này là nguyên nhân phát sinh ra câu nói: Điệu hổ ly sơn – lừa cho hổ ra khỏi núi như ngày nay. Chúng ngụ ý nhử người khác ra khỏi vị trí ẩn nấp một cách thuận lợi để dễ bề tấn công và giành chiến thắng.

ĐIỆU HỔ LY SƠN TRONG 36 KẾ BINH PHÁP TÔN TỬ

Kế điệu hổ ly sơn là một trong kế sách của Binh Pháp Tôn Tử được dùng trong quân sự ổi tiếng của Trung Quốc. Khi đó Tôn Sách dùng kế Điệu hổ ly sơn chiếm Lư Giang. Chuyện kể rằng vào cuối đời Đông Hán các chư hầu ra sức tranh giành lãnh thổ. Tôn Sách là con trai trưởng của Tôn Kiên là một người với hoài bão lớn. Cha ông đã tử trận khi ông tròn 16 tuổi. Sau này Tôn Sách đã về Đông Nam để dựng cơ đồ.

Tôn Sách rất hận Lưu Huân khi giữ chức Thái thú Lư Giang hống hách tuy nhiên bên ngoài mặt vẫn đi lại. Sau đó Tôn Sách đã ra kế hoạch chiếm thành Lư Giang ở Dương Bái. Tuy nhiên khi xét về lực lượng thì vẫn thua Lưu Huân do lực lượng quân không mạnh bằng. Ông đã dùng kế sách đãi ngộ cho Lưu Huân bằng việc dâng lụa là gấm vóc cho Lưu Huân đi kèm bức huyết thư. “Mấy năm qua, dân Thượng Liễu (Thượng Diên) nhiều lần xâm chiếm, cướp đoạt của cải từ hạ quốc, tôi hận việc ấy đã mấy năm nay. Muốn đến đánh, nhưng ngại vì đường sá xa xôi, sông núi ngăn trở nên có ý nhờ thượng quốc vốn binh lực hùng hậu xuất quân đánh dẹp. Thượng Liễu là vùng trù phú, lấy được đất ấy ắt khiến Lư Giang càng thêm giàu mạnh. Xứ tôi xin được xuất binh làm ngoại viện”.

điệu hổ ly sơn
điệu hổ ly sơn

Nắm được bản chất của Lưu Huân là tham lam nên Lưu Huân đã mắc mưu của Tôn Sách đã xuất quân đến tiến đánh Thượng Liễu. Nghe tin này, Tôn Sách nói với hạ cấp: “Con Hổ đã ra khỏi núi, đã đến lúc chúng ta chiếm lấy Lư Giang”. Vì quân lực được điều gần hết đến đánh Thượng Liễu nên chẳng mấy chốc Lư Giang thất thủ.

Do đó câu thành ngữ điệu hổ ly sơn cũng được dùng để ngụ ý nhử người khác ra khỏi vị trí thuận lợi để đến chỗ khác bất lợi nhằm dẽ bề tấn công.


TRƯƠNG PHI DÙNG KẾ ĐIỆU HỔ LY SƠN ĐÁNH BẠI ĐỐI THỦ

Một câu chuyện có kể lại việc sử dụng kế sách Điệu hổ Ly sơn tại Trung Quốc có được kể ra chính là trong khi giao tranh tại Ích Châu còn đang khốc liệt thì Lưu Bị triệu tập thêm các tướng lĩnh mạnh đến Kinh Châu để tham chiến. Trương Phi cùng Triệu Vân và Gia Cát Lượng đã mang quân vào Tây Xuyên trợ chiến để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Lưu Chương mời Lưu Bị vào Tây Xuyên, Nghiêm Nhan tỏ thái độ không hài lòng và than là Lưu Chương dẫn hổ vào nhà. Khi Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị bị Trương Nhiệm bắn chết, Lưu Bị phải mời Khổng Minh từ Kinh Châu đến giúp sức lấy Tây Xuyên. Khổng Minh dẫn quân đến Tây Xuyên chia làm 2 đạo quân do 2 danh tướng là Trương Phi và Triệu Vân dẫn đầu. Nghiêm Nhan nghe tin Trương Phi sắp đến lấy Ba Quận biết Trương Phi nóng tính nên ông đóng cửa thành tử thủ đợi quân Trương Phi sinh biến thì ra đánh.

Lúc Trương Phi đến sai sứ giả báo Nghiêm Nhan ra hàng ty nhiên bị Nghiêm Nhan làm nhục lên đã khiến cho Trương Phi nổi giận lôi đình và dẫn quân đến Ba Quận nhưng không thấy ai chỉ thấy tên trên thành bắn xuống đành nén giận dẫn quân về.

điệu hổ ly sơn
điệu hổ ly sơn

Ngày thứ 2 thì Trương Phi bị Nghiêm Nhan bắn 1 phát mũi tên vào chỏm mũ khiến cho Trương Phi nổi giận và thề sẽ bắt sống Nghiêm Nhan. Trương Phi nghĩ ra một kế sách sai quân đi lấy củi rồi giả vờ bảo đã tìm được con đường vượt ải. Nghiêm Nhan nghe vậy tưởng thật bèn đem quân phục binh sẵn định bắt Trương Phi nhưng không may bị trúng kế. ông đánh với Trương Phi khoảng vài chục hiệp thì bị bắt sống.

Trương Phi bảo Nghiêm Nhan ra hàng nhưng Nghiêm Nhan tức giận bảo thà mất đầu chứ không đầu hàng. Phi quát tháo sai đem ra chém. Nghiêm Nhan cười: “Tên thất phu kia, chém thì chém, việc gì mà tức giận như thế.”.

Quân lính dẫn Nghiêm Nhan đi, ông vẫn ung dung tươi tỉnh như không. Trương Phi bỗng đổi giận làm vui, lật đật xuống thềm đuổi tả hữu lui ra rồi tự tay cởi trói, lấy áo mặc cho Nghiêm Nhan, đỡ ngồi lên cao rồi cúi đầu tạ rằng: “Kẻ này trót mạo phạm lão tướng quân mong ngài tha tội.”

Nghiêm Nhan cảm nghĩa khí mà chịu đầu hàng rồi hiến kế tiến thẳng tới Thành Đô khiến Trương Phi qua hơn 40 cửa ải mà không ai ngăn cản, cứu được Lưu Bị ở Lạc Thành và Nghiêm Nhan được Lưu Bị thưởng cho cái áo giáp vàng.

>>> Trong 36 kế chuồn là thượng sách’ nghĩa là gì ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *