“Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết’ là gì?

Ông cha ta thường có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Một số người trẻ thường chỉ hiểu được nửa nghĩa của câu này là trong ngày Tết thì cỗ bà đề huề thường sẽ được ăn ngon và no say. Tuy nhiên đói ngãy giỗ cha thì nhiều bạn còn bắn khoăn không hiểu rõ. Để tìm hiểu này hãy cùng Phong thủy AIVA đi học hỏi các nhà nghiên cứu sẽ có câu trả lời chính xác.


PHONG TỤC CŨNG GIỖ VÀ ĂN TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT 

Có thể thấy được ít có quốc gia nào lại có phong tục ẩm thực và nghi lễ đặc biệt như ở Việt Nam. Những phong tục như kiêng ngày tết, nghi thức cúng bái, ăn tết, vv đều được thể hiện rõ nét theo nền văn minh lúa nước của người Việt xưa. Trong nhiều sách cổ có ghi lại rõ nét những phong tục này. Điển hình là một số cuốn sách như Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam hay Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..vv Những sách này có ghi chép rõ các phong tục của người Việt xưa.

phong tuc co truyen gay tét
phong tuc co truyen gay tét

Trong những cuốn sách đó đặc biệt là câu “Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày Tết“. Đây là câu nói cổ của các cụ nhằm nhắc nhở đến phong tục cúng giỗ bố mẹ ông bà và phong tục tết truyền thống ngày xưa. Qua nhiều thế hệ câu nói này vẫn được truyền lại nhằm răn dạy con cái cần giữ nề nếp gia phong mà cha ông ta đã để lại. Tuy nhiên với nhiều người trẻ thì vẫn còn chưa hiểu được những phong tục này cụ thể là như thế nào. Liệu rằng có phải cứ đến ngày giỗ cha là sẽ phải nhịn đói hay không chỉ đến tết mới được no nên hay không ? AIVA đã đến nhiều nhà nghiên cứu và xin thông tin để chia sẻ đến quý vị một cách khách quan nhất.


TẠI SAO LẠI ĐÓI NGÀY CHỖ CHA 

Theo nhiều nhà nghiên cứu có chỉ ra trong một số cuốn sách về thành ngữ tục ngữ phong tục Việt Nam xưa thì có khá nhiều cách giải thích cho phong tục này. Tại sao ngày giỗ cha lại bị bỏ đói.

Trong cuốn sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào-tái bản lần thứ 4-NXB Văn hóa-2000) đưa ra trước đó 15 năm:“Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết: chỉ Một phong tục của dân khi xưa…Vào những ngày giỗ cha mẹ thì người con trưởng và anh em trong nhà cần phải làm cỗ mời bà con họ hàng sang ăn bữa cỗ để tuongr nhớ đến ông cha hay người đã mất. Người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời. Người lớn lại đem theo cả trẻ con. Có những người khách không mời mà đến. Bởi vậy, chủ nhà có khi phải nhịn miệng mà thết khách cho vui lòng khách.

Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết

Theo như một số ý kiến khác có chỉ ra tại một số vùng Việt Nam phong tục giữ lễ khá khắt khe. Trong ngày giỗ song thân phụ mẫu là giỗ quan trọng nhất ( nhất là trong 3 năm đầu). Con cháu sẽ phải theo tang chế mặc đồ tang và đội khăn xô con trai phải đội nùn rơm chống gậy. Họ sẽ phải đứng trước bàn thờ cha mẹ từ sáng sớm. Người con trai trưởng sẽ phải thường xuyên túc trực và theo dõi đèn nhang và cung kính đáp lễ mỗi khi có khách vào thắp hương tưởng nhớ người quá cố.

Việc tiếp đón, mời cơm khách do người nhà gia chủ lo liệu, các con (nhất là con trai) phải nghiêm chỉnh thực hiện nghi lễ bên bàn thờ cho đến khi người khách cuối cùng (đến chia sẻ, ăn uống) chào ra về.

Thông thường trong những ngày này thì việc chuẩn bị giỗ sẽ từ vài ngày trước. Con cái sẽ phải tập trung lo lắng cho ngày chính giỗ hầu như con cái khi nhà có đám phải lo toan nên ăn uống không được chu đáo. Nhiều nơi khắt khe hơn trong những ngày này cần phải tính cốc tức không ăn mặn và ăn các hạt ngũ cốc mà chỉ uống nước lã đun sôi.

Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết
Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết

Nhiều người con, cha mẹ mới mất, vì vẫn còn nhớ thương sầu thảm, cũng chẳng có bụng dạ nào mà ăn uống cả. Vậy thì dù là ngày giỗ cha, có mâm cao cỗ đầy thật đấy, nhưng chuyện họ phải mang bụng đói trong ngày này là điều có thực và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.”

>>> Cờ ba cuộc cơm ba bát thuốc ba thang là gì ?


NO BA NGÀY TẾT 

Theo phong tục ngày tết nhất thì những ngày này bà con sẽ chuẩn bị từ trước đó cả một tháng liền. Lúc này mọi người sẽ chọn lựa những bộ đồ đẹp mắt nhất. nhà cửa được trang hoàng lộng lẫy với gam màu đỏ. Vào những ngày này đồ ăn sẽ được bày biện thịnh soạn gồm những món ngon để dâng lên ông bà tổ tiên đồng thời để thiết đãi bạn bè đến chúc tết.

mâm cỗ ngày tết
mâm cỗ ngày tết

Có thể thấy được 3 ngày tết là một trong những thời điểm mọi người được thảnh thơi nghỉ ngơi và lấy may cả năm. Họ ăn uống linh đình và chúc nhau cả năm được may mắn. Trong câu tục ngữ “Đói giỗ cha no ba ngày Tết” dân gian đưa ra ngày rất quan trọng (giỗ cha) để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều: Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm;

“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”! Hàng ngàn năm qua, bất kể “thanh bình yên vui hay chiến tranh khốn khổ”… mỗi năm một lần, cái Tết cổ truyền Việt Nam vẫn đến rạo rực, tươi mới như mùa Xuân đất trời, thắp sáng niềm hy vọng vào ngày mai trong lòng muôn người, muôn nhà…bất kể sang giàu hay nghèo khó…

mâm cỗ ngày tết
mâm cỗ ngày tết

Có thể thấy được “Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày Tết” chính là một trong những nét văn hóa được ông cha ta truyền lại được cho con cháu. Ông cha ta muốn giữ lễ cho các con cháu noi theo cũng như chính là một trong những nét văn hóa mà nhiều người đang nghiên cứu. Hy vọng với những kiến thức mà AIVA có chia sẻ cho bạn trong bài viết dưới đây sẽ có thể giúp cho bạn có được hiểu biết về phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Đón đọc những bài viết tiếp theo để hiểu hơn những kiến thức thú vị của người Việt xưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!