Hình tượng Rồng trong phong thủy: Ý nghĩa của linh vật Rồng

Trong phong thủy xa xưa hình tượng rồng luôn luôn là hình tượng cao quý quyền uy. Đây là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng. Hình ảnh rồng được tôn thờ và xuất hiện từ xưa đến nay gắn liền với văn hóa phương Đông. Vậy rồng phong thủy có ý nghĩa là gì và cách bày trí sao cho đúng để gia chủ có thể mang lại nhiều tài lộc nhất, hãy cùng AIVA tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

hình tượng rồng trong phong thủy
hình tượng rồng trong phong thủy

RỒNG PHONG THỦY LÀ GÌ ? 

Rồng là một linh vật tưởng tượng không có thật tuy nhiên từ lâu đã xuất hiện trong tâm thức của người Việt và văn hóa phương Đông. Rồng theo quan niệm của phương Đông thì là một biểu tượng của các bậc Đế Vương quyền lực oai phong và sức mạnh tối cao. Chính vì thế mà biểu tượng rồng được đặt đứng đầu trong bộ tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng. Hễ nhìn thấy hình ảnh rồng là nhìn thấy sức mạnh ai ai cũng phải sợ. Do đó trong phong thủy, rồng được sử dụng để đẩy lùi những điều xấu xa, những kẻ tiểu nhân muốn ám hại gia chủ trong công việc làm ăn.

Đặc điểm của rồng 

Theo tưởng tượng và hình ảnh từ xa xưa thì rồng được cho là loài linh vật có thân của rắn với vảy cá chép óng ánh vàng lấp lánh. Trên đầu hình lạc đà với sừng sừng hươu bên trên và mắt tôm hùm bụng của con giao. Rồng có 4 chân của hổ và móng vuốt chim ưng. Mũi bờm và đuôi của sư tử.

hình tượng rồng trong phong thủy
hình tượng rồng trong phong thủy

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, cho đến ngày nay thì hình tượng Rồng vẫn là một linh vật linh thiêng trong tâm thức của mỗi người. Rồng trở thành một biểu tượng cho phong thủy. Rồng phong thủy như nguyên khí của đất trời, nguyên khí mang đến may mắn, tài lộc.


TRUYỀN THUYẾT VỀ RỒNG ?

Rồng gắn liền với những câu chuyện dân từ xưa đến nay. Theo các câu chuyện dân gian thần thoại ở cả phương Đông và phương Tây thì hình tượng Rồng cũng đã xuất hiện ở rất nhiều sự tích và câu truyện dân gian truyền tai nhau.

Trong văn hóa người Trung Hoa thì họ coi Rồng vốn là con của Trời sở hữu sức mạnh vô biên có quyền năng hô mưa gọi gió và điều hòa thiên khí. Nơi đâu có rồng xuất hiện nơi đó sẽ có mưa thuận gió hòa và mùa màng tốt tươi.

hình tượng con rồng
hình tượng con rồng

Theo một truyền thuyết về Rồng khá nổi tiếng của người Trung Hoa đó là sự tích “Long sinh cửu tử” tức rồng sinh ra 9 người con. “Theo truyền thuyết, rồng sinh chín con, mỗi người con mỗi khác.…” 9 người con đều là con trai, tuy nhiên không có ai là hiện thân của Rồng. Sau này, 9 người con trai của Rồng đều trở thành những linh thú tiêu biểu, xuất hiện rất nhiều trong các điển tích, các công trình mang tính tâm linh hay tôn giáo.

Danh tính của 9 người con của Rồng chính là: Bị Hí, Si Xa, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toàn Nghê và Tiêu Đồ.

Giả thuyết thứ hai, danh sách 9 người con của Rồng cụ thể là: Tỳ Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toàn Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí và Sĩ Hiện.


HÌNH TƯỢNG RỒNG QUA CÁC THỜI KÌ

Có thể thấy được trong từng thời kì văn hóa của lịch sử đất nước hình tượng con rồng Việt xuất hiện với nhiều biến thể khác nhau. Hình ảnh “Rồng bay lên” uy nghi mạnh mẽ thể hiện khí thế dân tộc từ khi dựng nước cho đến nay.

Rồng thời Lý được đặc trưng bởi thân hình cực kì tròn trịa với nhiều khúc thuôn dài và nhỏ dần về phía đuôi. Hình ảnh này khá gần gũi với loài rắn nhưng đầu Rồng có tỷ lệ cân đối so với thân, phần chân nhỏ thường là 3 ngón. Rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát. Hình tượng rồng uốn khúc hình chữ S thường được xuất hiện ở các đình, đền miếu.

hình tượng rồng thòi lý
hình tượng rồng thòi lý

Nhìn tổng thể, Rồng Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt.

Hình tượng Rồng thời Trần cũng vẫn kế thừa những nét của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết ở cặp sừng và đôi tay. Hình tượng đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có hình xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.

rồng thời trần
rồng thời trần

Đến với thời Lê thì hình tượng Rồng thay đổi hẳn không còn dáng vẻ dài uốn lượn đều đặn nữa. Rồng thời Lê được đặc trưng bởi hình Đầu rồng to và bờm lớn ngược ra sau với mũi nở to. Thân Rồng chắc khỏe với hai khúc lớn với bàn chân năm ngón sắc ngọn như móng vuốt đại bàng. Ba vật thiêng kia là Lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), Quy (con rùa – tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và Phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).

Đến với rồng thời Trịnh Nguyễn được nhân cách hóa hơn với hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.

Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau.

Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã.

Có thể thấy được thì hình tượng Rồng trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Qua các triều đại vua chúa xưa đưa múa Rồng truyền thống trở thành loại hình múa nghệ thuật (múa tứ linh Lê-Trịnh). Rồng trong đời sống dân gian được thể hiện rất phong phú: có múa Rồng trên sân đình trong lễ hội, trò chơi trẻ con Rồng rắn lên mây, hình ảnh Rồng xuất hiện


Ý NGHĨA CỦA RỒNG THEO PHONG THỦY

Trong phong thủy ngũ hành thì Việt Nam cùng nhiều Quốc gia Châu Á khác thì hình tượng rồng có đóng một vai trò cực kì quan trọng. Ý nghĩa của biểu tượng rồng theo phong thủy được thể hiện thông qua những khía cạnh như sau:

1. Biểu tượng quyền lực và địa vị

Được xếp đứng đầu trong tứ linh là Long – Ly – Quy – Phượng. Rồng được xem là biểu tượng của sức mạnh vô song và sức mạnh tối cao địa vị trong xã hội. Chính vì thế mà hình tượng rồng xuất hiện ở đâu đều thể hiện được sự cao sang quyền quý và mạnh mẽ.

hình tượng rồng trong phong thủy
hình tượng rồng trong phong thủy

2. Hóa giải tà khí

Nhờ khí chất mạnh mẽ và có chút dữ tợn. Bất cứ khi nào xuất hiện hình tượng rồng có thể giúp xua đuổi quỷ dữ và tà khí. Với những không gian có luồng âm khí lớn như nghĩa trang, chùa chiền và các công trình kiến trúc khác mà có sát khí mạnh. Có thể đặt rồng hướng về phía đó thì tà khí sẽ rút lui.

hình tượng rồng phong thủy
hình tượng rồng phong thủy

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên bị kẻ gian xảo ức hiếp hoặc lợi dụng thì có thể đặt tượng để nâng cao vận quý nhân, trấn áp kẻ gian, giúp thăng quan tiến chức, phát triển sự nghiệp.

3. Sự hòa thuận

Ở nhiều nền văn hóa thì hình tượng Rồng thường được kết hợp với hình tượng Phượng sẽ giúp mang lại hạnh phúc và hòa thuận trong gia đình cũng như trong công việc. Hình tượng Rồng Phượng bay quây quần bên nhau tạo ra được sự viên mãn âm dương ngũ hành. Chính điều này sẽ mang đến mạnh phúc và may mắn trong ấm ngoài êm.

4. Sự thăng tiến và may mắn

Có thể thấy được trong thần thoại xa xưa thì hình tượng Rồng có thể cưỡi mây lượn gió. Bay vượt biển khơi đại dương và hô mưa gọi gió. Rồng thể hiện sức mạnh vô biên không có gì là không làm được. Hình tượng rồng chính là thể hiện sức mạnh, sự thăng tiến và khởi đầu mới đầy may mắn.

5. Sự giàu có và cát tường

Rồng vàng luôn mang đến nguồn tài lộc và sự cát tượng. Nói đến Rồng là nói đến nước mang lại tiền tài nên có hàm ý thu hút được tiền bạc và trưng bày tượng rồng là thể hiện mang muốn làm ăn ngày càng phát đạt.

hình tượng rồng trong phong thủy
hình tượng rồng trong phong thủy

6. Cân bằng “thanh Long, bạch Hổ

Có thể nói hai vị trí Thanh Long, Bạch Hổ chính là một vị trí cân bằng trong một thế đất. Vị trí này tạo ra thế lưỡng sinh phát triển năng lượng tốt. Nếu vị trí của Bạch hổ bị mất cân bằng, tức là bên phải nhà cao hơn bên trái thì bạn có thể đặt tượng rồng phía bên trái ngôi nhà để cân bằng thanh long bạch hổ.

Tượng rồng sẽ mang lại năng lượng phong thủy tích cực cho căn phòng bất kể nó được chế tác từ đồng, ngọc bích, sứ nhưng để nó phát huy được toàn bộ sức mạnh thì bạn nên khai quang cho tượng. Một gợi ý là khai quang “điểm nhãn” 2 mắt. Vào 7 – 9h sáng (giờ Thìn) thì dùng cọ bôi hai chấm đen nhỏ lên mắt tượng, mực là mực đen. Chú ý ánh mắt của Rồng phải hướng về phía Đông.


VỊ TRÍ ĐẶT TƯỢNG RỒNG PHONG THỦY 

Để giúp kích hoạt tác dụng phong thủy của tượng Rồng thì khi đặt cũng nên chú ý về vị trí đặt sao cho đúng phương vị có trường năng lượng tốt. Những địa điểm phù hợp nên đặt tượng rồng phong thủy có thể kể đến như là bên trái hoặc bên phải của đại sảnh. Tại phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ.

Một lưu ý khi đặt rồng thì hướng nên đặt đôi rồng trên bệ cửa sổ hay ban công hướng phía biển hay sông sẽ giúp mang lại thịnh vượng. Bên cạnh đó có thể đặt Rồng hướng về phía bắc nơi có nhiều nước vì rồng chính là loài ưa nước.

Không nên đặt tượng rồng ở vị trí có trường năng lượng âm dồi dào sẽ không phù hợp với Rồng phong thủy. Một số địa điểm nên tránh đặt tượng chính là những nơi ẩm thấp, hôi hám…, có thể thuận lợi nhận biết như địa điểm phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà kho, tầng hầm, nhà để xe,… và thêm 1 lưu ý nữa là không được đặt quá nhiều Rồng phong thủy trong nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, số lượng Rồng phong thủy tối đa không được quá 5 con trong ngôi nhà của bạn.


tượng rồng phong thủy
tượng rồng phong thủy

Bạn cũng không nên đặt tượng Rồng phong thủy ở địa điểm quá cao tốt nhất chính là không được cao hơn đỉnh đầu của bạn.

Với những người đang mong cầu về đường tình duyên nên đặt bên cạnh tượng Rồng một chú chim Phượng hoàng Phong thủy. Đây chính là biểu tượng của cặp đôi uyên ương long phụng sum vầy, khiến gia đình các bạn ngày 1 hạnh phúc, quan hệ đôi lứa phát triển thành chặt chẽ, bền lâu.


MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐẶT TƯỢNG RỒNG PHONG THỦY 

  • Một số chú ý khi bạn không nên đặt tượng Rồng tại vị trí phía sau lưng của người ngồi. Vì rồng là vật uy nghiêm nếu đặt như thế sẽ bất kính.
  • Đặt tượng Rồng phong thủy ở những nơi thông thoáng, vì đây là nơi có rất nhiều nguồn năng lượng tốt cho Rồng phong thủy
  • Đầu Rồng hướng về phía rộng rãi để mắt Rồng nhìn được bao quát ngôi nhà, điều đó sẽ mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia chủ
  • Không đặt đầu tượng Rồng phong thủy nhìn sát vào tường hay đặt Rồng ở trong những khu vực góc khuất căn nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *