Người xưa có câu “Qúy Như Vàng” để chỉ sự quý giá về vật chất không thể so sánh được với Vàng. Tuy nhiên những thứ gì còn quý hơn Vàng thì xin chia sẻ chỉ có thể là Kim Cương. Được mệnh danh là vua của các loại đá quý. Vẻ đẹp của những viên Kim Cương vượt thời gian luôn luôn tỏa sáng. Vậy kim cương là gì? Kim cương có những tính chất vật lý hóa học gì? Qua bài viết AIVA mong muốn được gửi tới bạn đọc những thông tin tổng quan về loại khoáng sản quý hiếm này.
KIM CƯƠNG LÀ GÌ ?
Khi nói đến những loại đá quý nhất thì không loại đá nào vượt qua được kim cương. Loại đá này được gọi là ”Vua của các loại đá quý” hiện nay bằng vẻ đẹp lấp lánh và độ vĩnh cửu của đá vượt thời gian. Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Đúng vậy những tinh thể kim cương là một trong những loại khoáng sản có độ cứng nhất trên thế giới. Tinh thể của chúng là tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương). Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm.
Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.
TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM CƯƠNG
Cấu trúc hóa học
Theo nghiên cứu thì kim cương được cấu tạo bằng một loại nguyên tử Carbon C duy nhất. Các nguyên tử này sắp khít nhau thành một khối lập phương và mật độ tương đối cao ứng với mức tỷ trọng SG=3.52, cùng lúc độ cứng cũng cao (độ cứng Mohs = 10) cứng nhất, đứng đầu trong các ngọc quý tự nhiên lẫn nhân tạo.
Nguồn gốc hình thành của những tinh thể kim cương trong tự nhiên chủ yếu nằm trong thực vật và carbonate. Khi bị vùi lấp, trong quá trình địa chất, chúng biến thành than bùn, than đá, than chì . . . Khi môi trường hội đủ điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các nguyên tử carbon được nén khít với nhau tạo thành kim cương trong hệ tinh thể lập phương. Trong ô cơ bản của hệ này, các nguyên tử C chiếm vị trí các đỉnh, tâm các mặt vuông và trong ruột có chứa thêm 4 nguyên tử C.
Độ cứng
Trên thế giới này thì kim cương được coi là một trong những loại khoáng sản có độ cứng cao nhất. Theo thang đo độ cứng của Mohs thì độ cứng của kim cương đạt 10/10
Chính độ cứng hoàn hảo của chúng mà kim cương được dùng để đánh bóng, cắt mọi bề mặt, ngay cả một viên kim cương khác. Các ngành công nghiệp thông thường dùng kim cương như là một mũi khoan, lưỡi cưa hay bột mài.
Màu sắc
Có thể thấy được kim cương không chỉ có một màu sắc trắng tinh khôi lấp lánh mà chúng còn mang nhiều màu sắc khác nhau. Có thể kể ra những màu đó có thể là xanh dương, xanh lá cây, cam, đỏ, tía, hồng, vàng, nâu và cả đen. Kim cương thiên nhiên thường bị lẫn tạp chất và chính những tạp chất ấy tạo lên màu sắc rực rỡ cho chúng. Thông thường Nitơ chính là nguyên nhân dẫn đến kim cương có màu sắc.
Tính chất quang học
Kim cương được nhận định là một loại vật liệu có khả năng tán sắc tốt do có chiết suất biến đổi nhanh hơn so với bước sóng ánh sáng. Điều này giúp kim cương biến những tia sáng trắng thành những tia sáng màu sắc, tạo nên sức hấp dẫn riêng của trang sức kim cương.
Độ lấp lánh của viên kim cương, đặc trưng cho cách ánh sáng tác động lên một viên kim cương, thường được miêu tả là “adamantine”.
Tính dẫn điện
Ngoại trừ kim cương xanh dương thì mọi kim cương điều là chất cách điện tốt. Lý do, trong kim cương xanh chứa loại tập chất dẫn điện và các loại kim cương khác thì không. Tuy nhiên, một số kim cương xanh dương được tìm thấy ở Úc lại không dẫn diện do thành phần không chứa tạp chất dẫn diện.
>>>> Tên các loại đá quý trong tiếng Anh
GIÁ TRỊ CỦA KIM CƯƠNG
Có thể thấy được không phải ngẫu nhiên mà kim cương được mệnh danh là viên đá quý hơn cả vàng. Điều này nói lên rõ giá trị độc bản của những viên kim cương khi được cắt gọt mài giũa. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, những viên kim cương còn có giá trị về phong thủy và còn giá trị trao đổi ngang tiền.
Giá trị thẩm mỹ
Không một người nào lại không trầm trồ trước vẻ đẹp lấp lánh của những viên kim cương. Kim cương đã trở thành biểu tượng của sắc đẹp lấp lánh vượt thời gian.Huyền thoại Hollywood Marilyn Monroe từng nói: ”Diamonds are a girl’s best friend” – ”Kim cương là người bạn thân thiết nhất của một cô gái”.
Ngành trang sức kim cương trong những năm trở lại đây đã biến việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, với những mẫu thiết kế tinh tế, đa dạng từ tối giản, thanh thoát đến công phu, cầu kì, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu, phù hợp mọi sở thích và phong cách của một nửa thế giới.
Giá trị tinh thần & phong thuỷ
Có thể thấy được kim cương không chỉ dành riêng cho phái nữ mà nam giới cũng đặc biệt yêu thích sự lấp lánh của những viên kim cương. Khi nhìn thấy viên kim cương là sẽ nghĩ ngay đến sự cao quý và giàu sang cũng như quyền lực.
Về mặt phong thuỷ, các loại đá quý luôn sở hữu một nguồn năng lượng cao, có tác dụng hỗ trợ và đem lại may mắn cho người sử dụng. Kim cương đặc biệt được ưa thích bởi nó mang đến những điều tốt đẹp, hanh thông thuận lợi trong cả kinh doanh và cuộc sống.
Kim cương luôn là bảo chứng cho một tình yêu vĩnh cửu đáng ngưỡng mộ. Chính vì thế đây là vật dành tặng để cầu hôn và chính là bảo chứng cho tình yêu của họ sẽ vĩnh cửu như kim cương. Một người biết trân trọng, thưởng thức cuộc sống, biết yêu thương và mang lại hạnh phúc cho chính mình là người biết cách chăm chút cho bản thân từ những chi tiết nhỏ nhất với yêu cầu cao nhất.
Một món trang sức kim cương tự nhiên, phù hợp với phong cách không chỉ là phụ kiện đơn thuần, mà chính là tuyên ngôn về đẳng cấp bắt nguồn từ những gì thực chất mà có sức thuyết phục nhất. Vì vậy, câu hỏi đặt ra không phải là kim cương hợp mệnh gì, mà là nên sở hữu bao nhiêu kim cương là đủ.
Giá trị sử dụng
Có thể thấy được những viên kim cương không chỉ đẹp mà còn có giá trị sử dụng rất tốt. Dù trải qua nhiều năm nhưng những viên kim cương vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của chúng.
Bên cạnh đó thì những viên kim cương cũng là một hình thức đầu tư xứng đáng bởi nó có xu hướng giữ giá tốt trong lạm phát. Trong tương lai, khi nguồn cung của kim cương tự nhiên giảm dần trong khi chất lượng cuộc sống và nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng lên, một viên kim cương có thể sẽ tăng gấp nhiều lần giá trị so với thời điểm hiện tại bạn đang sở hữu nó.
NGUYÊN TẮC 4C TRONG NGÀNH KIM CƯƠNG
Để xác định được phẩm cấp của một viên kim cương người ta sẽ chia sẻ cho bạn về nguyên tắc 4C trong ngành kim cương mà chúng ta cần phải biết đến.
Bạn chỉ có được 50% câu trả lời trong câu hỏi “Kim Cương Là Gì?” nếu như bạn chưa biết về tiêu chuẩn 4C được tổ chức GIA đưa ra để làm khung đánh giá chất lượng của kim cương.
Với 4 yếu tố quyết định đến giá trị của một viên kim cương chính là
- CLARITY (Độ sạch/độ tinh khiết): Độ tinh khiết chính là đặc điểm đầu tiên để xác định giá trị của những viên kim cương. Độ sạch chính là do tự nhiên tạo ra khi viên đá được hình thành hoặc do quá trình cắt gọt.
- CARAT – Trọng lượng Carat: Chữ c thứ 2 chính là trọng lượng chính là kích thước to nhỏ của những viên kim cương. Viên kim cương càng to thì càng có giá trị.
- COLOR – Màu sắc của kim cương: Trong khi những viên kim cương phổ biến nhất là không màu, thì kim cương có mọi màu trong quang phổ. Các loại màu kim cương được xác định bởi các chuyên gia trong những trường hợp lý tưởng, một tình huống hiếm khi được sao chép bên ngoài phòng thí nghiệm.
- CUT – Giác cắt: Mỗi viên kim cương đều được cắt theo tiêu chuẩn rất chính xác. Đường cắt là một trong những yếu tố chất lượng quan trọng nhất của kim cương, vì sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý và quang học của loại đá này, như độ sáng – cách đá phản chiếu ánh sáng.
HÌNH DẠNG PHỔ BIẾN NHẤT CỦA NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG
Hiện nay ngành công nghiệp chế tác trang sức đá quý nói chung và kim cương nói riêng khá phát triển. Chúng ta thường có nhiều kiểu dáng và giác cắt đã tạo nên những viên kim cương có màu sắc đẹp lấp lánh khác nhau. Từ dạng tròn, oval, chữ nhật vuông với những giác cắt khác nhau
- Round Brilliant: Hình tròn là loại hình dạng phổ biến nhất trong các sản phẩm kim cương. Những viên kim cương tròn được dựa vào sự khúc xạ của ánh sáng với nhau. Những viên đá tròn thường sẽ mang lại cho bạn sự linh hoạt hơn trong việc cân bằng các cấp độ cắt, màu sắc và độ tinh khiết trong khi vẫn có được độ lấp lánh như mong muốn.
- Princess: Giác cắt mài hình vuông sắc nhọn ở bốn cạnh. Vẻ đẹp rực rỡ và đường cắt độc đáo của nó khiến nó trở thành ứng viên sáng giá cho một chiếc nhẫn đính hôn tuyệt vời.
- Oval: Một viên kim cương hình bầu dục có độ sáng đẹp tương tự như một viên kim cương tròn. Đá quý hình bầu dục cũng rất phổ biến vì chiều dài của đá có thể làm nổi bật những ngón tay thon dài.
- Radiant: Khối cắt chữ nhật hoặc vuông. Các góc được cắt tỉa là đặc điểm nổi bật của viên kim cương này, và chúng giúp làm cho hình dạng rạng rỡ trở thành lựa chọn phổ biến và linh hoạt cho đồ trang sức. Hình dạng này trông đẹp không kém khi được đính kèm với những viên kim cương hình baguette hoặc tròn.
- Pear: Đây là viên đá có đường cắt rực rỡ này còn được gọi là hình giọt nước vì vẻ bề ngoài giống giọt nước của vết cắt này. Vẻ ngoài độc đáo của hình quả lê giúp nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều loại trang sức kim cương. Nếu bạn chọn dáng quả lê thon dài, độ dài của viên đá quý này sẽ tạo hiệu ứng thon gọn tinh tế cho các ngón tay.
- Heart: Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Vẻ ngoài độc đáo của viên kim cương hình trái tim giúp nó trở thành sự lựa chọn đặc biệt cho nhiều loại trang sức đá quý. Giống như Princess Cut, hình dạng kim cương trái tim này có xu hướng hiển thị màu sắc nhẹ ở các đầu điểm cắt của viên đá hiếm, vì vậy bạn nên dành ngân sách cho loại màu cao hơn mức bạn cần so với khi mua một viên kim cương tròn.
- Cushion: Hình dạng độc đáo này đã được phổ biến trong hơn một thế kỷ. Kim cương cắt đệm (còn được gọi là cắt gối) có các góc tròn và các mặt lớn hơn để tăng độ sáng của chúng. Những mặt lớn hơn này có thể hiển thị tạp chất dễ dàng hơn so với một số hình dạng khác, vì vậy nếu bạn chọn loại có độ trong thấp hơn, hãy nhớ xem lại biểu đồ độ trong trên giấy chứng nhận kim cương. Những viên đá quý hình đệm có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình vuông đến hình chữ nhật.
- Emerald: Điều làm cho viên kim cương hình dạng ngọc lục bảo trở nên khác biệt là cách cắt xếp tầng tạo khối của đá, các viên đá quý dạng này được cắt bằng các mặt hình chữ nhật để tạo ra một diện mạo quang học độc đáo.
>>>> Top 10 viên kim cương lớn nhất thế giới
Bài viết mới cập nhật
Năm 2025 thuộc mệnh gì? cách đeo đá phong thủy hợp theo từng tuổi
Trong năm tới 2025 này là năm Ất Tỵ. Theo quan ...
Khai quang hồ ly là gì? Cách khai quang điểm nhãn đá hồ ly chuẩn phong thủy
Biểu tượng Hồ Ly là một trong số những loại đá ...
Đá thạch anh tự nhiên có những màu nào ? Ý nghĩa của nó là gì ?
Những tinh thể đá thạch anh được coi như là báu ...
Mua đá thạch anh vụn tại Hà Nội ở đâu uy tín?
Khi làm nhà thì để nâng cao địa khí của căn ...