Rồng là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa cả phương Đông và phương Tây từ xưa đến nay. Đặc biệt với tín ngưỡng phong thủy phương Đông thì ngoài hình tượng mạnh mẽ uy nghi cùng những câu chuyện thần thoại đã khiến Rồng trở nên huyền bí và kì ảo. Bài viết ngày hôm nay AIVA xin chia sẻ cho bạn về câu truyện truyền thuyết “Long sinh cửu tử” tức Rồng sinh 9 con để các bạn cùng tìm hiểu.
RỒNG VÀ TRUYỀN THUYẾT “LONG SINH CỬU TỬ”
Rồng hay trong tiếng Hán là Long chính là một loài vật tưởng tượng gắn liền với văn hóa Việt từ xưa đến nay. Hình ảnh Rồng luôn được cho là loài linh vật có sức mạnh vô song phi thường. Tại các quốc gia Châu Á hình tượng Rồng có nhiều
Truyền thuyết “Long sinh cửu phẩm”
Rồng gắn liền với truyền thuyết ‘Long sinh cửu tử” có nghĩa là Rồng sinh được 9 đứa con. Theo khá nhiều dị bản có truyền lại thì Rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là rồng cả. Chín người con này của Rồng đều là những loài thần thú và có hình dáng cũng như tính cách khác nhau.
Bởi vậy mà danh sách những linh vật được coi là con của rồng cũng có sự khác biệt.
Hiện nay, nhìn chung chia làm hai thuyết:
- Thuyết 1: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ
- Thuyết 2: Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn
Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền,…
Li vẫn (Si vẫn)
Đây là đứa con đầu tiên của Rồng. Li Vẫn thường xuyên sống ở biển với hình dáng có phần đầu giống đầu rồng với miệng rộng và thân ngắn có vây. Theo tương truyền thì Li Vẫn rất thích đi du ngoạn ngắm cảnh và giúp diệt hỏa hoạn mọi nơi. Chính vì thế người ta thường chạm khắc li vẫn trên nóc chùa chiền với mục đích trấn hỏa cho công trình đó.
Phụ hí
Phụ hí là đứa con thứ 2 của Rồng và cũng là người con giống rồng nhất. Chúng cũng có thân dài thanh nhã và đầu rồng với 4 chân có móng vuốt. Phụ hí rất thích nằm trên bia mộ vì thích những dòng chữ khắc trên đó. Chúng thường cuộn mình nằm trên đó để ngắm nghía do đó khi trang trí bia mộ thì người ta thường khắc thêm loài này trên trán bia như một cách nhằm trấn giữ bia mộ.
Bị hí (Bá hạ)
Bị hí hay còn có tên gọi khác là Bá hạ. là đứa con rồng sinh ra tuy nhiên lại có phần thân của rùa và đầu rồng. Bá hạ bẩm sinh có sức mạnh vượt bậc và có khả năng chịu được trọng lượng lớn. Chính vì thế mà theo truyền thuyết thì bá hạ từng giúp vua Hạ Vũ trị thủy sau đó vì sợ Bá Hạ sẽ gây họa nên nhà vua làm bia đá ghi công rồi cho Bá Hạ cõng. Vì thế mà bây giờ có thể thấy ở các bia đá, cột đá thường xuất hiện loài này để làm bệ đỡ.
Bệ ngạn (Bệ lao)
Bệ ngạn hay Bệ lao có hình dáng giống con hổ với 2 răng nanh dài và sắc. Dáng vẻ uy nghi và có phần hơi dữ tợn. Loài thần thú này theo tương truyền thì loài này thường thích cãi lý và đòi hỏi sự công bằng. Do đó mà hình tượng Bệ Ngạn thường được đặt tại chốn công đường nhằm ngụ ý răn đe kẻ phạm tội và nhắc nhở con người sống trung thực công bằng.
Toan nghê
Một người con của Rồng cũng có vẻ ngoài khá lạ đó chính là Toan nghê. Với mình sư tử và đầu rồng. Toan nghê thường không thích ồn ào mà thích những nơi tĩnh lặng và nằm yên ngắm cảnh khói hương nghi ngút. Chính vì thế mà hình tượng Toan nghê thường được thể hiện trên các lò trầm hương, lư hương với ý nghĩa hương thơm sẽ lan tỏa đi xa.
Trào phong
Trào phong là đứa con của Rồng với hình dáng thân thú 4 chân và một đuôi. Trào phong thích sự nguy hiểm và mạo hiểm đặc biệt thích leo trèo và leo trèo cực kì giỏi. Chính vì thế mà hiện nay ta có thể bắt gặp hình tượng Trào phong tại các công trình kiến trúc như chùa chiền, miếu mạo với ý nghĩa xua đuổi tà ma và chống hỏa hoạn cho công trình.
Bồ lao
Bồ lao là đứa con của rồng thích sống dưới biển. Tuy nhiên theo nhiều ghi chép thì Bồ lao khá sợ cá kình. Mối khi gặp cá kình chúng thường tạo ra những âm thanh cực kì lớn và vang vọng. Vì điểm này mà người xưa lấy hình tượng Bồ lao để in lên trên những quả chuông để khiến chúng phát ra được những âm thanh lớn vang vọng.
Nhai xế (Nhai tệ)
Có thể thấy được nhai xế là một loài linh vật có hình dáng giống như chó sói và có sừng rồng. Nhai xế được biết đến là loài có tính khí hung hăng, nóng nảy, thường nổi cơn thịnh nộ với ánh mắt dữ dằn, ham sát sinh. Chính hình tượng đặc trưng hung hăng này mà Nhai xê được khắc trên các loại binh khí như đao, búa, kiếm vv.
Tỳ Hưu
Tỳ hưu chính là một trong những linh vật quen thuộc nhất với chúng ta trong 9 người con của Rồng. Đây là loài có đầu hình Kỳ Lân và có một sừng thân hổ hoặc gấu có mông to và trên vai có đôi cánh. Loài Tỳ hưu cực kỳ hung dữ, chuyên trị các loài yêu ma quỷ quái. Ngoài ra, loài này cũng chuyên hút vàng bạc nên thường được cho là linh vật giữ tài lộc.
Vì hình tượng không có hậu môn nên chỉ ăn vào và không nhả ra do đó chúng được tượng trưng cho việc thu lạp được tài lộc tiền bạc may mắn.
Không chỉ riêng 9 đứa con của rồng mà mỗi loài linh vật đều có ý nghĩa riêng và được khắc để trấn giữ ở những vị trí khác nhau. Trên đây là toàn bộ tổng hợp những đứa con của rồng trong văn hóa Việt Nam, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc một vài thông tin bổ ích.
>>> Hình tượng Rồng trong phong thủy: Ý nghĩa của linh vật Rồng
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa hoa mẫu đơn? Hoa mẫu đơn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Biểu tượng hoa mẫu đơn không còn xa lạ gì với ...
Đá Fluorite là gì? ý nghĩa và tác dụng của đá Fluorite?
Trong những dòng đá tự nhiên hiện nay đá Fluorite nổi ...
Tượng củ nhân sâm: Ý nghĩa, cách sử dụng và những lưu ý nên biết
Trong tự nhiên hình tượng củ sâm là một trong những ...
Tháng 7 Âm lịch, 3 con giáp được Thần Tài che chở, tài lộc
Các bạn chú ý nhé, những tuổi con giáp sau đây ...