Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang nghĩa là gì ?

Theo quan niệm ngày xưa và dân gian truyền miệng lại thì “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Câu này ám chỉ việc những chú chó đi vào nhà thì sẽ mang lại may mắn cho gia chủ còn khi mèo lạ đến sẽ mang lại những điều không may cho gia chủ đó. Tuy nhiên quan điểm này còn có khá nhiều tranh cãi và không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của câu này. Bài viết này AIVA sẽ chia sẻ cho bạn hết ý nghĩa của câu nói này cho các bạn được rõ.


Có thể thấy được con người sống từ xưa đến nay đều khá gần gũi với thiên nhiên. Con người từ xưa đến nay đã biết cách thuần hóa những động vật hoang dã để nuôi và làm bạn giúp con người trong nhiều việc. Một trong số những con vật rất đỗi quen thuộc với người Việt chính là chó và mèo.

mèo đến nahf thì khó chó đến nahf thì sang
mèo đến nahf thì khó chó đến nahf thì sang

Chó và mèo rất giống như những con vật thân thiết trong nhà. Bên cạnh đó, hai loài vật này cũng đóng vai trò trong thế giới tâm linh của người Việt Nam. Chúng nằm trong 12 linh vật biểu tượng cho các năm.

Tuy nhiên, chó và mèo lại được cho là đối lập nhau. Điều này được thể hiện trong câu nói truyền miệng của người xưa ‘Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang’.

>>> “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” đúng hay sai ?

TẠI SAO MÈO ĐẾN NHÀ THÌ KHÓ ? 

Mèo từ lâu đã là một trong những loài vật nuôi phổ biến của nước ta trong các gia đình việt. Tại vùng nông thôn thì nhiều gia đình làm nông nuôi mèo để săn chuột. Vậy tại sao mèo đến nhà lại khiến gia chủ cảm thấy ‘xui xẻo’? Điều này đều bắt nguồn từ thói quen của loài mèo!

Việc phân tích theo quan điểm của các nhà khoa học và phong thủy có chỉ ra một số điểm mà cần bạn nên chú ý. Mèo đếnnhà nhà thì khó chỉ trong nhà mà có những chú mèo lạ xuất hiện có thể báo hiệu sự mất mát và đen đủi.

Trong số những loài mèo thì mèo đen thường được người dân quan niệm là khá đen đủi. Theo dân gian truyền miệng lại thì mèo đen chính là một loài thường xuất hiện khi có người mất. Chúng mang linh hồn của những người đã mất do đó họ khá ngại và sợ khi gặp mèo đen lạ vào nhà.

Hơn nữa mèo là loài vật sống chủ yếu về đêm. chính vì vật chúng thường bắt chuột và tha chuột chết về nhà. Chính vì thế mà mọi người thường quan niệm rằng nếu nhìn thấy chết chóc trong nhà là điều không tốt.

Thứ hai, loài mèo không phải loài vật chung thành với chủ, nếu có ăn thì ở, còn không thì chúng có thể bỏ đi bất kỳ lúc nào. Chính vì điều này mà người ta quan niệm đây là điềm báo cho sự mất mát.

Hơn nữa, người xưa cũng cho rằng mèo có nghĩa là hổ con. Hổ là một loài vật hung dữ khiến ai ai cũng khiếp sợ nên họ cũng sợ mèo. Ngoài ra, người Việt Nam xưa cho rằng tiếng kêu ‘meo meo’ giống với ‘nghèo nghèo’.

Chính vì thế mà ngoài mèo được đem về nuôi nấng thì mèo hoang không được mọi người chào đón và được coi như là một điềm không may.


CHÓ ĐẾN NHÀ THÌ SANG”

Chó từ xưa đến nay đã là một trong những loài vật thông minh và thân thiết với con người. Nhiều quan niệm cho rằng trong số những loài vật hiện nay thì chỉ có chó mới có thể phân biệt được chính tà. Truyền thuyết có ghi lại hình tượng chó đứng canh cổng khiến “tà ma” không thể vào nhà. Như vậy, nên mọi người mới tin rằng chó đến nhà là điều may mắn.

Chó được xem là một trong những loài vật trung thành nhất từ xưa đến giờ. Chó không chê chủ nghèo. Dù trong nhà có thiếu thốn nhưng khi chó đã được nuôi trong gia đình thì chúng không bao giờ bỏ đi.

Những chú chó sẽ ăn uống tùy thuộc vào chủ của mình cho mà không đòi hỏi hay chảnh ăn như mèo. Bên cạnh đó thì những chú chó còn là những cận vệ trung thành giúp gia đình chủ không bị mất mát tài sản.

hình tượng chó đá canh cổng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của nhiều gia đình Việt thời xưa. Việc này sẽ tránh được những điều xui xẻo đến nhà.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay thì những chú chó làm bạn với con người có thể giúp tác động tích cực đến cuộc sống tinh thần của con người.  Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Kramer thuộc Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng những người nuôi chó có nguy cơ tử vong thấp hơn, giảm thiểu các bệnh về tim mạch cũng như giảm căng thẳng.

Tiếp đó, các nhà khoa học tại Đại học Bang Washington (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng chỉ 10 phút vuốt ve chó cũng có thể giảm đáng kể cortisol, một loại hormone căng thẳng trong cơ thể.

Khác với những chú mèo chảnh và lạnh lùng thì chú chó mang lại niềm vui, sự phấn khích cho con người khi ở cạnh chúng. Chính vì vậy, đến nay người ta vẫn tin vào câu nói chó đến nhà thì giàu sang.

Nhìn chung, dù là ai thì cũng đều thích những thứ tượng trưng cho điềm lành và sự giàu có, họ cố gắng tránh những thứ biểu hiện cho sự xui xẻo. Vì vậy, hiện nay nhiều người vẫn tránh những con vật lạ đến gia đình.


Theo nhiều nhà nghiên cứu tục ngữ giỏi tại việt nam có chia sẻ lại về những ngụ ý bên cạnh câu mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang  như sau ?

Ths Vũ Đức Huynh, cho rằng, “dân gian dựa vào đặc tính của 2 con vật này mà sáng tạo ra tục ngữ”. Ví như, chó là con vật trung thành, có trí nhớ tốt,“khi chó đến nhà là nhà có kẻ canh nhà, giữ của, biểu hiện của thần giữ của nên sẽ giàu có”. Ngược lại với chó, mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, “thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn…”. Mặt khác (vẫn theo Ths Vũ Đức Huynh) còn có sự ảnh hưởng của “trường khí”, tức “giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu. Ngược lại, con chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt”, v.v…

Có thể thấy được hiện nay với nhiều câu tục ngữ có mang đậm màu sắc thần bí và khó lý giải. Đây được đến từ việc chiêm nghiệm và quan sát cực kì cụ thể của dân gian. Tuy nhiên việc trải qua được nhiều đời lưu truyền lại và một số vẫn giữ nguyên được giá trị một số khác lại đã được thay đổi cho phù hợp với thời cuộc.

Tuy nhiên, dù đoán già đoán non, đưa ra nhiều cách giải thích thì cũng nên lựa chọn cách nào mang tính biện chứng, có lý nhất; không nên gán ghép cho dân gian một cách dễ dãi, khiên cưỡng. Câu tục ngữ “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu” là một ví dụ điển hình.

>>> Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu là gì ? 4 cái ngu ở đời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!