Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị phật được thờ phụng phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian” Đây là biểu tượng của lòng từ bi, bác ái và sự nhẫn nhục và lòng bao dung. Quán Thế Âm Bồ Tát trở thành một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Hãy cùng AIVA đi tìm hiểu về cuộc đời của vị Bồ tát đầy lòng từ bi này qua bài viết dưới đây nhé!
QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT LÀ AI ?
Quán ThẾ Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát trong truyền thuyết gắn liền với văn hóa của người Việt cũng như những nước Phương Đông. Quán Thế Âm Bồ Tát được tôn thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
Trong tiếng Hán thì Quán Thế Ân có nghĩa là sự quán chiếu, suy xét và lắng nghe âm thanh của thế gian. Ngài được đặt tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn chúng sanh và những người đang lầm than nguy cấp. Họ đều nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát. Ngài liền quán xét âm thanh đó lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.
HÌNH TƯỢNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT TRONG VĂN HÓA
Có thể thấy trong các tranh về hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện 33 dạng mỗi dạng sẽ khác nhau về đầu, tay và đặc tính khác nhau. Thông thường chúng ta thường thấy được tượng Bồ Tát sẽ có ngàn mắt ngàn tay có khi có 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà.
Hình tượng Quán Thế Âm Bò Tát thường thấy trên tay có cầm hoa sen hồng nên thường gọi là Liên Hoa Thủ hay nhành dương liễu và một bình nước Cam Lộ.
Theo nhiều sách có ghi chép thì số tay của Phật Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm sẽ mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát và một đầu của vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-DI-ĐÀ. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.
Trong văn hóa của người xưa thì đôi lúc bạn sẽ thấy Quná Thế Ân Bồ Tát sẽ được trình bày dưới dạng ít thấy đó chính là “Sư Tử Hống Quán Tự Tại”. Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi. Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải.
SỰ TÍCH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Có khá nhiều truyền thuyết về hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong văn hóa tâm linh. Hình tượng vị Phật này luôn gắn liền với những điều tốt đẹp. Bài viết này AIVA xin chia sẻ cho bạn về 2 câu truyện nổi tiếng là Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiệu.
Sự tích Quan Âm Thị Kính
Trong nhiều ghi chép thì mẹ Quan Âm trải qua rất nhiều nhân dạng để cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Trong đó ở kiếp thứ 10 thì Ngài đã đầu thai thành Thị Kính một tiểu thư nhà họ Mãng ở Tiều Tiên.
Trương truyền đây là một người con gái giỏi giang tài săc vẹn toàn. Cô sinh ra trong gia đình gia giáo nên được cha mẹ dạy dỗ cực kì cẩn thận. Thị Kính luôn tỏ ra ngoan ngoãn và hiếu thảo với cha mẹ. Khi lớn lên nàng được gả cho Thiện Sĩ là một nho sinh nhà họ Sùng trong vùng. Về làm vợ của Thiện Sĩ nàng luôn hết mực kính trọng cha mẹ chồng giữ trọn đạo con dâu trong nhà.
Một ngày nọ khi đang may vá nàng thấy chồng mình ngủ thiếp đi bên cạnh. Khi nhận ra trên cằm của chồng nàng có một sợi râu bạc nàng định dùng dao nhíp cắt đứt sợi râu tuy nhiên Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc đúng lúc và la lớn vì cho rằng Thị Kính đang cố sát mình.
Cho dù đã ra sức phân minh nhưng tình ngay lý gian ông bà Sùng tức giận đã đuổi Thị Kính ra khỏi nhà mình. Sau khi rời căn nhà đó đi thì Thị Kính đã chọn xuất gia quy y cửa Phật. Lúc này nàng đã cải trang thành nam và trốn vào chùa xin đi tu lấy pháp danh là Kính Tâm.
Với tướng mạo xinh đẹp thì dù có cải trang thành nam thì không thể che lấp được sức nổi bật của mình. Chính điều này đã kéo nàng vào những rắc rối không đáng có. Trong vùng có thị Mầu con gái nhà bá hộ trong vùng đã nhiều lần tiếp cận và trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều không được.
Do tính cách lẳng lơ nên Thị Mầu đã có thai với đầy tớ trong nhà và đã bị bắt ra làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn thì nàng đã khai do Kính Tâm chính là cha của thai nhi trong bụng mình. Dù oan uổng nhưng vì không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm cũng chẳng thể làm gì và đã phải rời khỏi chùa. Cho đến tận khi lâm trọng bệnh, biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết lại tâm thư gửi đến cha mẹ kể lại sự tình. Và khi mất đi, nỗi oan của nàng mới được giải.
Quan Âm Diệu Thiện
Câu chuyện thứ 2 chính là kể về người con gái tên Diệu Thiện là con vua. Sinh ra trong một gia đình nhung lụa giàu sang tuy nhiên tính cách của công chúa vô cùng hiền thục nết na. Đặc biệt nàng luôn dành được sự quan tâm của mình đến những người nghèo khó và thực sự chú tâm vào Phật Pháp.
Khi lớn lên công chúa đã xin vua cha cho mình được xuất gia khi biết vua cha có ý định gả chồng cho mình. Nhà vua sau đó đã dùng mọi cách tuy nhiên vẫn không thể nào thuyết phục được nàng. Vua cha đã ra lệnh cho vị sư trụ trì tìm đủ mọi cách để thuyết phục nàng hoàn tục. Trong thời gian Diệu Thiện ở trong chùa đã học được rất nhiều về Phật Pháp. Điều này đã khiến cho nhà vua nổi giận và sai binh lính đốt chùa.
Trong thời khắc lửa bùng cháy, Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay lại thành hình búp sen cầu nguyện chư Phật cùng các chư Bồ tát. Chính sự thành tâm của nàng đã cảm động trời xanh, lúc này ông trời đã chuyển mây tạo mưa lớn dập tắt cơn hỏa hoạn.
Điều này lại càng làm nhà vua cảm thấy giận dữ, ngài đã ra lệnh bắt lấy Ni Cô Diệu Thiện và hạ lệnh xử trảm. Trong lúc chuẩn bị thi hành án, một con hổ trắng bất ngờ xuất hiện, xông vào và cõng Ni Cô mang đi.
Trong cơn mơ, nàng thấy hổ trắng đã cõng mình xuống Diêm phủ và gặp rất nhiều hình phạt dành cho các tội nhân mắc phải khi còn sống. Sự lương thiện của Ni Cô Diệu Thiện lại càng thể hiện rõ ràng hơn khi nàng đã chắp tay phát nguyện cứu độ cho mọi loài đang chịu những hình phạt thảm khốc. Sau khi tỉnh giấc, Diệu Thiện đã tiếp tục tu hành đắc đạo và phổ độ chúng sinh.
>>> Tìm hiểu về Phật Di Lặc? Sự tích và ý nghĩa của Phật Di Lặc?
PHÁP LỰC CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Theo Phật giáo Đại thừa thì có bốn vị Đại Bồ Tát bao gồm có Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, và Văn Thù Bồ Tát.
Trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa đó, thì Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có đức hạnh, thần lực chỉ sau Đức Phật Thích Ca. Ngài có pháp lực vô biên có thể nhìn thấy rõ được sự khổ hạnh và ai oán ở trần thế. Ngài luôn sẵn sàng dang tay ra và cứu giúp chúng sinh.
Do đó mà từ xưa đến nay khi gặp hoạn nạn khốn khó thập tử nhất sinh mọi người luôn luôn chắp tay tỏ lòng thành kính cảm niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, và Văn Thù Bồ Tát. Giúp thoát khỏi hoạn nạn.
Tuy nhiên, cho đến nay thì có nhiều điều về xuất thân, ý nghĩa tên gọi của Ngài đã bị lãng quên. Nên nếu đã là người theo đạo Phật và có ý định thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, thì bạn nên nắm rõ những điều dưới đây.
5 THỨ QUÁN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Theo những điển tích của Phật giáp thì Phật Quán Thế Âm Bồ Tát có pháp lực vô biên cùng 5 thứ quán hay thần lực mạnh mẽ. Đó chính là:
- Chân quán: Tức khả năng dung thông cả 6 giác quan với nhau, nên Ngài có khả năng cảm nhận hơn bất kỳ vị Bồ Tát nào.
- Bi quán: Là lòng từ bi vô điều kiện, không giới hạn, giúp chúng sinh thoát khỏi cái tôi ích kỷ để tiêu diệt năng – sở.
- Quảng đại trí huệ quán: Nghĩa là trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ của Ngài soi sáng nhân gian khỏi mông muội, ngu dốt.
- Thanh tịnh quán: Là khả năng giữ gìn sự thanh tinh. Dựa vào cái thanh tịnh mà loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
- Từ quán: Là khả năng siêu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đến với sự hạnh phúc, vui vẻ.
PHẬT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT LÀ NAM NHÂN HAY NỮ NHÂN
Trong tín ngưỡng của người Việt xa xưa thì hình tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện dưới dạng nữ nhân. Hình tượng người phụ nữ đoan trang xinh đẹp với khuôn mặt hiền lành phúc hậu từ bi.
Còn theo phân tích từ sử sách Phật học, chư vị Bồ Tát lại không phải là những nhân vật lịch sử. Các Ngài có thể xuất hiện ở bất cứ hình dáng nào, phụ thuộc vào tâm niệm của chúng sinh.
Tùy vào từng nền văn hóa mà hình tượng là nam nhân hay nữ nhân sẽ được thiể hiện chính. Một điều căn bản khác, dù là nam hay nữ thì cũng chỉ là hình ảnh thị hiện của Phật Quan Âm Bồ Tát. Mỗi hình dáng tượng đều có một ý nghĩa riêng, nên không cần đặt nặng vấn đề Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ để thờ tượng cho đúng.
Nhưng với mục đích tu tâm tích đức, tránh xa xa hoa trụy lạc, Quan Âm Bồ Tát thường được nhắc đến với nhân dạng nữ giới. Hơn nữa, với hạnh ngộ từ bi quảng đại của Ngài, diện mạo nữ giới sẽ thể hiện được tốt hơn so với diện mạo nam giới.
Ý NGHĨA 3 NGÀY LỄ VÍA PHẬT QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Khi thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, người thờ Phật cần biết rõ những ngày vía của Ngài. Đó là các ngày:
- 19/2 âm lịch: Đản Sanh
- 19/6 âm lịch: Thành Đạo
- 19/9 âm lịch: Xuất gia
3 ngày lễ này tương ứng với 3 mốc quan trọng của Ngài, cần phải làm lễ để luôn ghi nhớ hành trình tu hành của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó một lòng hướng Phật, tu thân tích đức theo Ngài.
LỜI KẾT
Thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là để giác ngộ, giải thoát, trở thành con người từ bi hỷ xả, tình thương rộng lớn. Vậy nên, khi thỉnh tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ, người Phật tử nên hiểu rõ ý nghĩa hình tượng, hiểu rõ đức hạnh của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để từ đó yên tâm một lòng hướng Phật.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa hoa mẫu đơn? Hoa mẫu đơn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Biểu tượng hoa mẫu đơn không còn xa lạ gì với ...
Đá Fluorite là gì? ý nghĩa và tác dụng của đá Fluorite?
Trong những dòng đá tự nhiên hiện nay đá Fluorite nổi ...
Tượng củ nhân sâm: Ý nghĩa, cách sử dụng và những lưu ý nên biết
Trong tự nhiên hình tượng củ sâm là một trong những ...
Tháng 7 Âm lịch, 3 con giáp được Thần Tài che chở, tài lộc
Các bạn chú ý nhé, những tuổi con giáp sau đây ...