Theo phong tục từ xa xưa của người Việt cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm thì mọi nhà đều sẽ làm lễ cũng ông Công ông Táo lên trời tâu việc một năm của gia đình mình với Ngọc hoàng. Với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ và đem nguyện vọng của mình về chầu cho Ngọc Hoàng nên người Việt ta sẽ làm lễ tiễn đưa Ông Táo, thể hiện tấm lòng của mình để đưa Ông Táo về trời. Để hiểu sâu hơn về một trong những phong tục quen thuộc trong những ngày Tết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay của AIVA nhé!

SỰ TÍCH ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Hình tượng Táo Quân là một trong những tín ngưỡng dân gian Việt Nam có từ lâu đời. Không chỉ tại Việt Nam mà tại một số quốc gia Châu Á cũng thời cúng ông công ông táo. Theo tương truyền thì đây là ba vị thần Thổ Công Thổ địa Thổ kỳ của Trung Hoa tuy nhiên được người Việt Nam lưu truyền thành sự tích 2 ông 1 bà là Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp. Người dân thường quen thuộc gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo theo phong tục Việt Nam.
Chuyện kể rằng vào thời xưa có một đôi vợ chồng, người vợ tên là Thị Nhi và người chông là Trọng Cao. Họ sống với nhau mặn nồng và tha thiết. Tuy nhiên vào một hôm vì nóng giận mà người chồng đã làm người vợ giận đến uất ức mà bỏ đi. Thi Nhi đi lang thang đến một ngôi làng nọ và gặp Phạm lang hai người đã phải lòng nhau và kết duyên vợ chồng.

Về sau khi Trọng Cao nguôi giận vì quá thương nhớ Thị Nhi đã bỏ xứ đi tìm vợ về. Trọng Cao đi từ xứ này đến xứ khác, đến khi trong người chẳng còn gì mà vẫn không tìm thấy vợ, Trọng Cao lâm vào cảnh ăn xin để sống qua ngày.
Trong một lần đi ăn xin vào ngày 23 tháng Chạp thì Trọng Cao đã vô tình gặp lại Thị Nhi đang đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. Nhận ra người chồng của mình vì thương xót nên đã mang gạo ra giúp đỡ.
Phạm Lang trông thấy và tỏ lòng nghi ngờ Thị Nhi. Thị Nhi lấy lòng xấu hổ và nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo. Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Chuyện tình cảm động đã thấu lên Ngọc Hoàng. Vì thương xót cho mối tình của 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai và chợ búa trong nhân gian. Đồng tời đúng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ lên trên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Từ đó cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt lại cúng đưa tiễn ông Táo về trời để bẩm báo việc nhân gian cho Ngọc Hoàng.
NGHI THỨC CŨNG ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Trong ngày trọng đại này thì thường các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng để làm thủ tục tiễn Ông Táo về trời. Vào mỗi vùng miền khác nhau thì sẽ có những điểm khác nhau tuy nhiên mâm lễ vật cúng sẽ bao gồm có nhang đèn, hoa tươi và giấy tiền mâm ngũ quả. Vv Trong mâm cúng này không thể thiếu được ba bộ mã gồm hai bộ đàn ông cho hai Táo Ông và một bộ đàn bà cho Táo bà. Mỗi bộ đầy đủ sẽ có áo, mũ, hia hài cho Táo Quân.
Hầu như mọi nơi sẽ có thêm một thứ không thể thiếu đó chính là cá chép vàng. Bởi vì sự tích thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên theo đó mỗi nhà sẽ có 3 chú cá chép sống cúng và sau đó phóng sinh ở ao hồ gần nhà.

>>> Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
TỤC PHÓNG SINH CÁ CHÉP ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Có thể thấy được là cá chép cùng với mâm cúng là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình khi họ tiễn đưa ông Táo về trời. Sau thủ tục cúng lễ đầy đủ thì cá chép sẽ được các gia đình đưa ra ao hồ gần nhà để phòng sinh tiễn ông Táo về trời.
Cá chép được xem là một trong ba thứ Tam sinh, là những biểu tượng tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Trong số các loài cá thì chỉ có cá chép mới hóa rồng. Vì thế, việc phóng sinh cá chép vào ngày đưa Ông Táo về trời còn mang một ý nghĩa
Ý nghĩa phóng sinh cá chép đang sống trong chậu còn mang một ngụ ý chính là cá chép có thể vượt được vũ môn và hóa rồng. Rồng từ xa xưa cho đến nay còn được xem là một trong những biểu tượng rất linh thiêng. , cá chép vượt vũ môn còn là thể hiện tinh thần vượt khó, kiên trì, bền bỉ để đạt được thành công, là một biểu tượng cho nhân cách thanh cao, luôn hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép trong ngày đưa Ông Táo về trời vừa thể hiện được nét đẹp văn hóa, vừa thể hiện tấm lòng từ bi của người Việt Nam ta.
>>> Tìm hiểu sự tích Cá chép hóa rông ?
NGOÀI VIỆT NAM CÒN NƯỚC NÀO CÚNG ÔNG TÁO ?
Có thể thấy bên cạnh Việt Nam có thờ cúng ông táo thì các nước bạn cũng có phong tục thờ cúng và đưa ông táo về trời hàng năm.
-
Trung Quốc
Trung Quốc khá gần với nước ta nên cũng có phong tục đưa ông Táo về trời từ rất lâu. Ông Táo được xem như một vị thần cai quản bếp núc của mỗi gia đình. Với truyền thống này thì người Trung Quốc cũng duy trì trong mỗi gia đình có một bàn thờ ông táo.
Với người Trung Quốc, họ tin rằng Ông Táo sẽ cưỡi ngựa để về trời. Nên trong mâm lễ của họ không chỉ sẽ cúng và đốt ngựa giấy mà còn thêm cả nước và cỏ khô cho ngựa ăn trên đường.
-
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc cũng có tục thờ thần Bếp và thần lửa để theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình mình. Sau đó sẽ báo cáo với đấng tối cao trên trời biết. Tuy nhiên, hai vị thần ở Hàn Quốc là nữ giới.
Những vị thần này tồn tại trong chén nước nhỏ, chén nước này sẽ được đặt dưới bếp. Người nhà sẽ thường xuyên thay nước vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Vào ngày 29 tháng Chạp hằng năm thì người Hàn sẽ làm một bữa cơm có hoa quả, các loại bánh gạo để thể hiện lòng tôn kính đến hai vị thần này.
>>> Sự tích 12 con giáp? Truyền thuyết cuộc chạy đua 12 con giáp?
Lời Kết
Táo Quân và Thổ Công là một vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Vị thần này còn quyết định sự may rủi và phúc họa giúp gia đình xua đuổi ma quỷ cùng sự yên bình cho gia chủ.
Qua sự tích Ông Táo, chúng ta còn có thể thấy được sự chung thủy đáng ngưỡng mộ nên việc thờ cúng Ông Táo trong nhà còn cầu mong ông sẽ giúp gia đình giữ sự ấm áp, hạnh phúc của gia đình mình.
Không riêng gì Việt Nam, ở một số nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc,… cũng có thờ cúng những vị thần cai quản bếp núc, chuyện trong gia đình tương tự như Táo Quân của Việt Nam.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa của hình tượng Bát Mã trong Phong Thủy
Tượng Bát Mã là một hình ảnh quen thuộc trong không ...
Ý nghĩa hình tượng ngựa trong Phong thủy
Hình tượng những chú Ngựa từ lâu đã gắn liền với ...
Đá bạch ngọc là gì ? Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Bạch Ngọc từ lâu đã được biết đến như một trong ...
Đá Jasper Thiên Nhiên: Loại Ngọc Bích Đỏ Nhiều Tác Dụng Phong Thủy
Nếu bạn là người yêu thích vòng phong thủy, chắc hẳn ...