Tết Thanh Minh dù không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm tuy nhiên lại mang nhiều ý nghĩa với người Việt. Đây là ngày để con cháu có dịp tri ân và bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh minh là gì? Bài viết dưới đây AIVA sẽ đi giải đáp chi tiết cho bạn.
>>>> Tìm hiểu tục thờ Thành Hoàng làng: nét đẹp tín ngưỡng Việt

TÊT THANH MINH LÀ GÌ ?
Tết Thanh Minh hay còn được gọi với tên gọi khác là Tiết Thanh Minh. Đây là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Trong chữ hán thì “Thanh” có nghĩa là khí và “Minh” có nghĩa là sáng sủa. Chính vì thế mà Thanh Minh còn có nghĩa là trời mát mẻ và quang đãng.
Tết Thanh Minh luôn sẽ diễn ra vào tháng 3 âm lịch. Chính vì thế mà người ta sẽ thường tính các tiết khí theo lịch dương.
“Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”. (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Theo nghiên cứu thì Tết Thanh Minh sẽ thường không có ngày cố định mà sẽ bắt đầu vào mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch. Sau khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng 20 đến 21 tháng 4 dương lịch.
Theo truyền thống của người Việt thì khi vào Tết Thanh Minh thì các gia đình cũng sẽ đi tảo mộ gia tiên cũng như làm lễ cúng gia tiên sau khi tảo mộ.

Đây là ngày tết để con cháu có thể bày tỏ được lòng thành kính biết ơn đến các bậc tiền nhân ông bà tổ tiên. Vào ngày Thanh minh, những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình. Khi đi tảo mộ, cha mẹ nên cho trẻ con theo cùng để các cháu biết được vị trí ngôi mộ của ông bà.
Trong ngày tết Thanh minh, mỗi gia đình cũng nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính.
TẾT THANH MINH CÓ PHẢI TẾT HÀN THỰC KHÔNG ?
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu thì Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực hay bị trùng với nhau nên nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Tuy nhiên đây là 2 ngày hoan toàn khác nhau.
Tết Thanh Minh là ngày đầu trong tiết thanh minh, là 1 trong 24 tiết khí mỗi năm, kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, từ ngày 4 – 5/4 cho đến ngày 20 – 21/4 hàng năm.
Trong khi đó, Tết Hàn Thực xuất phát từ một điển tích cổ ở Trung Quốc với ý nghĩa tưởng nhớ của vua Tấn Văn Công đến Giới Tử Thôi. Tết Hàn Thực kéo dài từ 3/3 – 5/3 Âm lịch hàng năm.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TẾT THANH MINH
Như ý nghĩa ban đầu tốt đẹp của ngày Tết Thanh Minh thì là cơ hội để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên và nguồn cội của mình. Lúc này con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật để thắp hương trước mộ của người đã khuất. Sau đó cũng sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần của tổ tiên để mong các cụ phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh bình an.

Sau khi đi tảo mộ các thành viên cùng nhau về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ gia tiên và cùng nhau ăn uống sum vầy, trò chuyện bên nhau gắn kết tình nghĩa huyết thống trong gia đình mình.
NHỮNG LƯU Ý TRONG NGÀY TẾT THANH MINH
Những điều không nên làm trong tết Thanh Minh
Khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh Minh bạn nên chú ý một số thứ nên tránh như sau:
- Không nên vô tình giẫm đạp khi đi qua những phần mộ của người khác. Vì có thể bạn sẽ rước xui xẻo cho mình mà không hay.
- Đối với phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ
- Hạn chế chụp ảnh ở khu vực nghĩa trang khi đi tảo mộ với gia đình
- Khi dọn dẹp mộ phần nên dọn sạch sẽ trước sau cũng như kiểm tra tình trạng mộ để tránh chuột rắn rết bò vào bên trong.
- Hạn chế bàn tán chỉ chỏ mộ người khác vì là bất kính.

Những điều nên làm trong Tết Thanh Minh:
- Đi tảo mộ ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và biết ơn các thế hệ trước.
- Dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, để tiếp đón ông bà tổ tiên.
- Làm lễ cúng thanh minh ngoài mộ và tại nhà, bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà, tổ tiên
TẾT THANH MINH NÊN CÚNG GÌ ?
Trong ngày tết thanh minh này việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng là một nghi thức khá quan trọng của các gia đình. Mọi người nhất là các bậc cha mẹ cô bác lớn tuổi sẽ đi chợ mua đồ cũng lễ. Một mâm cơm cúng không cần quá cao sang mà chỉ cần đầy đủ là được.
Sắm lễ thường gồm: Thịt, gà, rượu, giò chả.
+ Mâm cơm cúng đầy đủ gồm xôi, gà, canh măng, miến xào.
+ Hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả.

Ở ngoài mộ khi đi tảo mộ thì các gia chủ sẽ xếp hoa quả tiền vàng riêng và lễ mặn đặt riêng. Sau đó thắp nhang và cúng. Đợi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
VĂN KHẤN TẾT THANH MINH CHUẨN NHẤT
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ
- Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
- Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
- Hôm nay là ngày: …
- Tín chủ chúng con là: …..
- Ngụ tại: /……..
Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Văn khấn Thanh minh trong nhà
- Hôm nay là ngày… tháng… năm…
- Nay con giữ việc phụng thờ tên là… ,… tuổi, sinh tại xã…, huyện…., tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
- Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
- Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp…
- Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh sẽ cho bạn hiểu hơn về phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam xưa.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa của hình tượng Bát Mã trong Phong Thủy
Tượng Bát Mã là một hình ảnh quen thuộc trong không ...
Ý nghĩa hình tượng ngựa trong Phong thủy
Hình tượng những chú Ngựa từ lâu đã gắn liền với ...
Đá bạch ngọc là gì ? Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Bạch Ngọc từ lâu đã được biết đến như một trong ...
Đá Jasper Thiên Nhiên: Loại Ngọc Bích Đỏ Nhiều Tác Dụng Phong Thủy
Nếu bạn là người yêu thích vòng phong thủy, chắc hẳn ...