Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ xưa thì việc thờ Thành Hoàng làng là tín ngưỡng quan trọng tại mỗi ngôi làng. Đây là những nhân vật có công giúp dân giúp nước trong các cuộc kháng chiến đánh giặc ngoại xâm được dân làng nhớ ơn và thờ cúng. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về phong tục thờ cúng Thành Hoàng làng của người Việt.
THÀNH HOÀNG LÀNG LÀ GÌ ?
Thành hoàng của các làng Việt không phải vị thần bảo vệ thành và hào của làng mà là người (theo truyền thuyết) có công giúp nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoặc là người có công với dân, có công lập ra làng, truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng hoặc hiển linh phù hộ cho làng, xã…
“Thành hoàng làng chính là vị thần “lớn” nhất trong làng. Tục thờ Thành hoàng làng bắt đầu có từ thế kỷ XV, gắn liền với việc hình thành mô hình làng xã (sau khi mô hình “thái ấp điền trang” thời Trần không còn). Thành hoàng làng thường được thờ ở đình làng, nhưng cũng có thể thờ ở đền (nghè), tùy vào đặc điểm của mỗi làng quê”.
Với những người Việt nói chung thì vốn có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Sự dung hòa của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo tâm linh cùng tồn tại là đặc trưng văn hóa Việt. Ở đó, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là nét đẹp văn hóa truyền thống được trao truyền qua các thế hệ, ví như “điểm tựa” tâm linh của mỗi làng quê.
NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng theo nghiên cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện từ đời Đường. Từ đó lan sang Việt Nam và đã nhanh chóng hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian có từ trước. Từ xưa đến nay hầu hết mọi làng đều có thờ Thành Hoàng. Việc tôn thờ Thành Hoàng chính là một việc thể hiện một truyền thống cao đẹp của dân tộc tả.
Người dân làng thường thờ Thành Hoàng tại các đình làng và coi đó như một chỗ dựa tinh thần và để quy tụ cộng đồng cũng như xây dựng ck hối đại đoàn kết trong làng xã làm động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.
Trong văn học Việt xưa có ghi chép lại thì việc thờ Thần Hoàng được đề cập đến lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh: “Thời Đường Mục Tông có niên hiệu Trường Khánh thứ 2 tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan có thể dời phủ lỵ đến đó.
Do đó nhân dịp đó y giết trêu đặt rượu mời khắp các vị Kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương làm thành Hoàng. Khi Cao Biền đến đắp thành đại là nghe đủ Sơn linh dị thì lập tức sắm lễ điện tế. Dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.
Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô thường hay mộng thấy có một cụ đầu bạc có phảng phất trước bệ rồng.
Sau khi hỏi rõ lai lịch thì nhà vua liền khiến quan Thái Chúc đưa rượu chè đến tế phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Khi dân đến cầu đảo điều gì thường rất linh thiêng do đó tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của người Việt bắt đầu có từ đó.
Có thể thấy việc thờ cúng ông bà tổ tiên và Thành Hoàng làng là nét đẹp tín ngưỡng vừa là đạo lí sống của hậu thế đối với các bậc tiền bối có công với quê hương làng xóm. Trong khi thờ ông bà tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo thì việc thờ Thành Hoàng cũng thể hiện sự biết ơn đến các bậc tiền bối luôn luôn gắn kết và che chở cho dân làng và là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại tương lai.
CÁC CẤP BẬC THÀNH HOÀNG
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì việc phân cấp Thành Hoàng sẽ căn cứ vào công trạng mà các Thần đã âm phù giúp nhà vua đánh giặc và giúp dân trừ thiên tai địch họa và giúp dân lập ấp và mở nghề. Các
Thành Hoàng sẽ phân các cấp độ như sau:
Thượng đẳng thần: Đây là những vị thần có công lớn với dân với nước và được nhà vua sắc phong và lập đền thờ tiêu biểu như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt vv. phạm Ngũ Lão. Với những vị thần này có công lớn dựng nước và được vua sắc phong làm Thượng đẳng thần
Trung đẳng thần là các vị thần hoặc các quan địa phương có công khai hoang điền ấp lập xóm cho người dân sinh sống. Nhờ có công ơn với người dân mà được vua phong cho làm trung đẳng thần.
Hạ đẳng Thần chính là những vị thần đã được dân làng thờ cúng tuy không rõ thần tích nhưng lại là bậc chính thần nên Triều đình theo dân làng mà có sắc phong làm hạ đẳng thần.
Bên cạnh đó ba vị phúc thần trên thì có khá nhiều làng còn thờ cúng cả những vị thần khác như thần ăn mày, thần trẻ con… Theo nhiều ghi chép thì những vị thần này lúc đầu do sợ hãi mà dân làng thờ cúng sau lâu dần họ thờ cúng nhằm giúp dân làng xưa đi rủi ro và bảo trợ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng làng.
>>> Vắng tanh như chùa Bà Đanh’ nghĩa là gì?
THÀNH HOÀNG LÀNG LÀ NAM HAY NỮ
Với mỗi người dân Việt thì tín ngưỡng thờ Thành Hoàng cũng được coi như một vị thánh mỗi nơi sẽ thờ một vị Thánh của mình. Có câu: Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng đó thờ”. Thành hoàng làng có thể là Nam hoặc Nữ thần tùy theo sự tích của mỗi làng khác nhau. Những vị Thành Hoàng làng này cũng là những vị phúc thần tức vị ban phúc cho dân làng được hạnh phúc hơn.
Ý NGHĨA LỄ THÀNH HOÀNG LÀNG
Với mỗi vùng quê Việt Nam phong tục truyền thống thờ Thành Hoàng Làng tại các đình miếu phủ là một nét văn hóa quyền thống đã có từ rất lâu đời và được kế thừa qua nhiều đời truyền lại đến tận ngày nay.
Với những vị Thành Hoàng hay Thần Hoàng thường không phải là một trong những vị thần linh trong tín ngưỡng mà chính là các hiền nhân anh hùng dân tộc có công với làng xóm quê hương và là người thật có nhiều đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng xã hội.
Việc thờ cúng Thành Hoàng chính là những bậc anh tài đóng góp giá trị cho quê hương và đất nước từ các miền quê từ Nam chí Bắc trên đất nước ta.
Người dân thờ cúng thành hoàng làng với mong cầu được chở che và bảo vệ cho gia đình cũng như bản thân và cộng đồng trước những mối thiên tai hay tai họa trong cuộc sống này. Việc này có ước mong cho gia đình có được một cuộc sống bình an và đất nước được giàu mạnh người dân no đủ.
CÁCH SẮM LỄ CÚNG THÀNH HOÀNG LÀNG CHUẨN 2024
Theo tập tục của mỗi vùng thì việc mua sắm lễ cúng Thành Hoàng sẽ có những nhiều điểm khác nhau. Nhiều loại lễ như lễ chay và lễ mặn cũng có đi kèm theo các loại hương và hoa quả đổ chay đồ mặn khác nhau.
Với mỗi vùng miền khác nhau sẽ có sắm lễ được chọn lựa chọn khác nhau và song song thường bao gồm các món như: Gà, lợn, giò, chả, được nấu chín và bày biện cẩn thận.
>>> Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Hy vọng với bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về kiến thức Thành Hoàng Làng là ai ? Những phân vị của Thành Hoàng làng và cách thờ cúng một cách đúng nhất. Đừng quên theo dõi AIVA để cập nhật thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!
Bài viết mới cập nhật
Bạc mạ vàng là gì? Có nên sử dụng trang sức bạc mạ vàng không?
Việc sở hữu trang sức bằng vàng là mong ước của ...
Vì sao nói Ngọc dưỡng Tâm – Trầm dưỡng tính ?
Trong thế giới tự nhiên như hiện nay thì yếu tố ...
Quả cầu Obsidian trắng: Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Trong các vật phẩm phong thủy hiện nay thì những quả ...
Cách chọn mua cây đào bằng đá chuẩn phong thủy
Cây đào đá phong thủy là một trong những vật phẩm ...