Đạt Ma Sư Tổ còn được gọi là Bồ Đề Đạt Ma là vị phật thứ 28 của Phật Giá. Ngài khai sáng ra môn Thiền Công Trung Quốc đi khắp nơi để truyền giáo Đạo Phật, giúp đỡ những người bất hạnh.Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ là hình tượng quen thuộc với những người chơi tượng gỗ và các chuyên gia phong thủy. Chính vì vậy mà những mẫu tượng của Bồ Đề Đạt Ma rất được ưa chuộng lựa chọn để trưng bày hoặc thờ cúng Cùng đọc bài viết này của AIVA để cùng tìm hiểu ý nghĩa của tượng Đạt Ma Sư Tổ và cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà.
ĐẠT MA SƯ TỔ LÀ GÌ ?
Tìm hiểu về vị Đạt Ma Sư Tổ cũng có khá nhiều điều thú vị. Ông có tên gọi là Đạt Ma Tổ Sư với ý nghĩa là Đạo Pháp. Trung Quốc ông có tên gọi là Bồ Đề Đa La sinh năm 470 và mất năm 543. Ông có quê quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ và là ngài là con thứ ba của Quốc Vương nước Hương Chí tại Nam Thiên Trúc. Trong một lần đến nước Hương Chí, Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật, đã cùng Bồ Đề Đa La bàn luận về chữ Tâm. Nhận thấy vị hoàng tử có ngộ tính cao nên ngài đã khuyên hoàng tử lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông Đạt. Tên Bồ Đề Đạt Ma bắt nguồn từ đó.
Chính vì sự tích đó mà ông được trở thành vị Phật thứ 28 của nhà Phật. Ông cũng là người đầu tiên sáng lập và truyền bá Thiền học và Võ thuật tại Trung Hoa. Người sáng lập ra trường phái Thiền tông nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc.
Bồ Đề Đạt Ma được biết đến là một người có trí tuệ tuyệt hảo. Với Tri thức của ngài có thể soi rọi, chiếu sáng cho toàn vũ trụ. Người cũng có ước vọng đưa giáo điều này vào trong tinh thần truyền thống của Phật Giáo phái Đại thừa.
Đạt Ma Tổ Sư đã sáng lập ra thế võ rất độc đáo nhằm rèn luyện sức khỏe, và để chống lại thú dữ. Trong các thế võ này đạt ma đã mô phỏng lại động tác chiến đấu, cũng như các tư thế rình mồi của động vật. Từ đó tạo nên một trường phái võ mới, được rất nhiều người theo học. Và đến sau này thị trường phái võ này đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người Theo học tại Trung Quốc.
>>> Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là ai ? Tìm hiểu về sự tích ra đời của Quan Thế Âm Bồ Tát
Ý NGHĨA TƯỢNG ĐẠT MA SƯ TỔ
Có thể thấy được hiện nay hình tượng đạt ma sư tổ gắn liền với nhiều hình tượng khác nhau. Mỗi một hình tượng lại có thể mang lại một ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của một số hình tượng đạt ma sư tổ phổ biến hiện nay.
Ý nghĩa của hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ dữ tợn.
Có lẽ bạn cũng đã khá quen thuộc với hình tượng ngài Đạt Ma Sư Tổ với vẻ mặt có phần hơi dữ tợn. Chân dung của ngài được khắc họa với bộ râu xồm xoàng với đôi mắt luôn trợn trắng và mày quặm lại. Có khá nhiều nếp nhăn trên trán và tay thì cầm thiền trượng.
Hình tượng này cũng được nhiều người trưng bày trong nhà với ý nghĩa trừ tà trấn trạch giúp ngăn chặn nguồn năng lượng xấu có thể gây ảnh hưởng đến với gia chủ của mình. Khi đặt một bức tượng ngài đạt ma này sẽ có thể giúp gia tăng them sức mạnh cho gia chủ tránh tà ma quấy nhiễu.
Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày.
Với một hình tượng một chiếc giày xuất hiện khá nhiều trong các hình tượng ngại Đạt Ma Sư Tổ. Với hình tượng như thế này có thể nói lên mọt cuộc đời thật sự cũng chỉ là một cõi tạm. Đến ở đâu thì đi về ở đó mà thôi. Trần gian này chỉ là cõi tạm và cát bụi cũng sẽ trở về với cát bụi. Nếu quý vị bỗng quên mình, chới với giữa tham sân si, hãy nhìn tượng Đạt Ma sư tổ cùng một chiếc dép và suy ngẫm nhé!
Thiền trượng mà Ngài dung để gánh chiếc giày trên vai cũng là biểu trưng cho sự giác ngộ. Cụ thể ý nghĩa cả hình ảnh này mang đến một ý nghĩa vô cngf sâu sắc khi gợi nhớ đến: Chiếc giày để lại mộ phần, dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên lành hay dữ mà hiện hữu hay tuyệt diệt.
Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quá hải
Hình tượng ngài Đạt Ma Sư Tổ quá hải được bắt nguồn từ việc truyền pháp của ngài. Khi ngài đi xuôi dung song Trường Giang nước chảy siết cuồn cuộn mệnh mông như muốn nuốt chửng con người bé nhỏ của ngài. Ngài chỉ ngắt một nhành cỏ đứng trên đó lướt song và rời đi như khi đứng trên đất bằng.
Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quá hải mang ý nghĩa giác ngộ rất cao. Vượt qua bao gian nan thử thách khó khăn đã đến cảnh giới giác ngộ cao quý. Mọi khó khăn không nản long thì nhất định cũng sẽ có được thành công vang rội.
Biểu tượng Đạt Ma Sư Tổ thế võ
Đây là một trong những biểu tượng xuất hiện khá thường xuyên hiện nay. Nói đến Phật thì chúng ta sẽ đều nghĩ đến những bậc cao nhân đắc đạo với dáng vẻ trang nghiêm cùng vẻ mặt hiền từ vui vẻ. Tuy nhiên hình tượng vị Đạt Ma Sư Tổ này mang nét đẹp oai hung với tinh thần chiến đấu mãnh liệt Điều này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra.
Hình ảnh này mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Tượng mang lại cho gia chủ sự bình an, bảo vệ gia chủ trước sức mạnh của tà ma ngoại đạo.
Ý nghĩa cả biểu tượng Đạt Ma Khất thực
Có thể thấy được khất thực là một trong những truyền thống của đạo Phật. Các công việc này có thể giúp cho các vị tu thành chính quả. Với biểu tượng này tượng trưng cho sự nhẫn nại và giác ngộ kiên định không màng đến mọi cám giỗ trong cuộc sống.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ chính là lời nhắc nhỏ quý vị cần phải sống tu than dưỡng tính không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.
Hình tượng Đạt Ma Ngồi thiền:
Hình tượng vị Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền là một trong những hình tượng phổ biến nhất của trường phái Thiền Tông Trung Hoa. Có một số sách có ghi chép lại là sau khi nhận thấy vua nhà Lương không tiếp nhận được đạo của mình. Ngài đã vượt song và bỏ lên núi Tung Sơn và ngồi thiền trong suốt 9 năm trời. Hình ảnh ngại Đạt Ma ngồi thiền với khát vọng và ước mơ về sự giác ngộ. Đó cũng chính là một ý chí cực kì mạnh mẽ của vị Đạt Ma. Quyết tâm gìn đạo, giữ đạo để tìm được người tiếp nối chân chính.
Hình tượng Đạt Ma đứng dưới gốc tùng
Cây tùng là một hình ảnh gắn liền với nhà Phật từ xưa đến nay. Hình tượng ngài Đạt Ma đứng dưới gốc tùng mang ý nghĩa về sự tĩnh tâm và tự tại. dòng đời xô bồ tiền tài danh lợi đều là phù du. Gi ữ được cho mình một cái tâm trong sáng không bị dụ dỗ bởi danh lợi chính là lời nhắc nhở khéo léo cho mỗi người. Dù trong mọi hoàn cảnh thì cần giữ cho tâm vững vàng hạnh phúc từ đó mới thành được.
TRIẾT LÝ CỦA ĐẠT MA SƯ TỔ
Tuy được coi là một vị phật thứ 28 Bồ Đề Đạt Ma là tổ cuối cùng của nước Ấn và là Tổ có công lao to lớn đưa dòng thiền Thích Ca Văn, hay còn gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền về các nước phương Đông đó là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Đạt Ma Sư Tổ mang đến một giáo lý thông qua những câu chuyện liên quan đến cuộc đời của Ngài. Những câu chuyện xoay quanh thiền môn và phong cách trong sự tương tác đối với học trò. Những triết lý của ông không đề cao tính học thuật cũng như các tranh luận về trí tuệ và tầm quan trọng trong sự chứng ngộ của các cá nhân và sự truyền tâm từ người thầy cho các đệ tử.
Một số sách có ghi chép lại Đạt Ma Sư Tổ chính là người đầu tiên đã mang bộ sách Kinh Lăng Gìa cho Trung Quốc. Đây chính là một sự phát triển của từ trường thuộc vào phái Duy Thức Tâm hay Tâm Chỉ được hai anh em có cùng cha khác mẹ với Càn Đa La là Vô Trước và Thế Nhân đã cùng sáng lập lên.
Bên cạnh đó Bồ Đề Đạt Ma cũng đã giảng nhiều về giáo lý tánh không. Đây là một trong những giáo lý quan trọng liên quan tới tư tưởng Đại Thừa và đã được tìm kiếm trong kinh bát Nhã Ba La Mật và trong các tác phẩm của Long Thọ.
Trong cách giảng dạy của Ngài có nét nổi bật đó là Đạt Ma Sư Tổ luôn chú trọng vào sức khỏe thể chất. Ngài đã cho rằng việc giữ gìn cho một cơ thể khỏe mạnh là đang góp phần làm tăng nguồn năng lượng tích cực cho tinh thần. Lúc này mỗi chúng ta sẽ chịu được những khắc nghiệt mà thiền định miên mật đã đòi hỏi.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỈNH TƯỢNG ĐẠT MA SƯ TỔ
Có lẽ tượng Đạt Ma Sư Tổ không còn xa lạ gì với những người yêu thích tượng phong thủy. Tuy nhiên cũng khá kén người thỉnh về trang trí. Mặc dù mang trong mình nhiều ý nghĩa tuy nhiên khi thỉnh cụ về cần một số lưu ý quan trọng như sau:
Do ngài là vị Phật nên không nên đặt tượng ngài ở những vị trí riêng tư như phòng ngủ, nhà tắm hay nhà bếp. Những vị trí gần nhà vệ sinh cũng nên kiêng vì như thế sẽ mang tội bất kính đến ngài.
Tránh đặt tượng ngài quay mặt vào trong phòng ngủ hay những hướng như phòng tắm, bể cá bởi theo phong thủy sẽ kiêng kỵ thần hạ thủy sẽ khiến cho may mắn và tài lộc bị thất thoát.
Hạn chế đặt tượng ngài ở những vị trí ẩm ướt như dưới mặt sàn nhà hoặc những nơi quá thấp bởi lẽ chúng sẽ thể hiện sự không tôn trọng ngài và do đó nên đặt ngài ở những vị trí cao và khô ráo.
Bài viết trên của phong Thủy AIVA là tất tần tật những thông tin liên quan tới Đạt Ma Sư Tổ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn biết được Đạt Ma Sư Tổ là ai và biết được rõ hơn về những câu truyện truyền thuyết của Ngài. Nếu bạn có ý định mua tượng Đạt Ma Sư Tổ để thỉnh về thờ tại gia thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong theo hotline 0347.422.158 hoặc truy cập vào website aiva.com.vn ngay nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa hoa mẫu đơn? Hoa mẫu đơn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Biểu tượng hoa mẫu đơn không còn xa lạ gì với ...
Đá Fluorite là gì? ý nghĩa và tác dụng của đá Fluorite?
Trong những dòng đá tự nhiên hiện nay đá Fluorite nổi ...
Tượng củ nhân sâm: Ý nghĩa, cách sử dụng và những lưu ý nên biết
Trong tự nhiên hình tượng củ sâm là một trong những ...
Tháng 7 Âm lịch, 3 con giáp được Thần Tài che chở, tài lộc
Các bạn chú ý nhé, những tuổi con giáp sau đây ...