Đạo Mẫu là gì ? Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam xưa và nay

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu là tôn giáo cổ xưa nhất. Đây là một hệ thống các tín ngưỡng trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

tín ngưỡng thờ đạo mẫu
tín ngưỡng thờ đạo mẫu

ĐẠO MẪU LÀ GÌ ? 

Theo nhiều nghiên cứu thì ngay từ thời nguyên thủy Đạo Mẫu đã được hình thành. Thời kì này thì người ta coi trọng sự sinh sôi nảy nở của con người. Do đó người phụ nữ được coi trọng rất nhiều.

Vào thời kì phong kiến thì chế độ Đạo Mẫu cũng vẫn được coi trọng rất lớn. Cho đến nay Đạo Mẫu vẫn được phát triển theo nhiều chiều hướng nhằm đáp ứng được hết các nhu cầu về kinh tế thị trường và đô thị hóa.

Đạo Mẫu chính là việc tôn thờ Mẫu chính là Mẹ hay đấng sinh thành và bảo vệ con cái. Đạo Mẫu phát triển theo chiều hướng lâu dài và gắn liền với nền kinh tế tín ngưỡng. Đạo Mẫu cũng chịu ảnh hưởng lớn của những loại hình tín ngưỡng khác nhau Đạo giáo và Phật giáo và Nho giáo. Song với đó thì vẫn có thể khẳng định được rằng. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực.

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LÀ GÌ ? 

Tín ngưỡng thờ mẫu được xem như là một trong những tín ngưỡng thờ cúng lâu đời nhất ở Việt Nam. Tín ngưỡng này gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam từ xa xưa. Thờ mẫu chính là việc tôn vinh và thờ cúng những vị nữ thần gắn liền với hiện tượng con người đời sống sông nước rừng núi vv.

tín ngưỡng thờ đạo mẫu
tín ngưỡng thờ đạo mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam còn có sự tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.

Thờ Nữ thần

Việc thờ nữ thần được thờ từ nhiều nền văn hóa trong đó có Việt Nam. Nữ thần ở đây thường là Thần sấm, thần mây, thần mưa và thần Chớp. Cũng có nhiều giai đoạn có thờ những vị nữ có thật trong lịch sử có công được dân chúng tôn thờ như Thấu mẫu Liễu Hạnh, Mẫu u cơ, Ỷ Lan, Bà trưng Bà Triệu vv.

Thờ Mẫu thân

Với sự phát triển đó thì việc thờ Mẫu thân chính là người chăm sóc dạy dỗ con cái. Trong thờ Nữ thần có các nữ thần đặc biệt không bao hàm trên như các bà cô ( những người phụ nữ chết trẻ chưa chồng con)

Thờ Tam phủ – Tứ phủ

Đây chính là bước phát triển thờ Đạo Mẫu tại Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Tam phủ – tứ phủ này bao gồm Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Địa (Địa Tiên Thiên Thánh Mẫu).

Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau, trong đó mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản vùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Mẫu Thoải cai quản ở vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất.

tín ngưỡng thờ đạo mẫu
tín ngưỡng thờ đạo mẫu

Hiện nay tại Việt Nam có những tỉnh có tín ngưỡng thời Mẫu bao gồm có: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh., Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, vv


Ý NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Tín ngưỡng thờ mẫu chính là một nét sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của người Việt Nam. Tín ngưỡng này trải dài theo chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước từ xưa cho đến ngày nay và còn giữ nguyên được giá trị của mình.  Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ đạo mẫu được thể hiện như sau:

Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc

Thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm bản chất bản địa và hàm chứa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm.

tín ngưỡng thờ mẫu
tín ngưỡng thờ mẫu

Thờ mẫu chính là một trong những tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa bản địa có hàm chứa được những giá trị nhân văn giúp phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc giúp chống giặc ngoại xâm và đoàn kết dân tộc. Với truyền thống mẹ âu cơ sinh ra bọc trăm trứng thể hiện đồng lòng và tính đoàn kết dân tộc tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử cũng như phản ánh nhu cầu gìn giữ bảo vệ độc lập dân tộc.

Tôn vinh vai trò của người phụ nữ

Có thể thấy một ý nghĩa to lớn khi thờ mẫu chính là tôn vinh vai trò quan trọng của người phụ nữ. Hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng luôn luôn là hình ảnh tiêu biểu nhất. Những người phụ nữ có thật được huyền thoại hóa thành Thánh Mẫu có thể kể đến như Nguyên phi Ỷ Lan. Nguyên phi Ỷ Lan vốn là một thôn nữ, được Vua tuyển dụng làm phi và với đức độ, tài năng giúp Vua lo việc nước. Với hai lần nhiếp chính dẹp thù trong và chống giặc ngoài cùng một lúc đã nâng tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam lên tầm cao mới. Với công đức của Nguyên phi Ỷ Lan, nhân dân ta đã tôn vinh Bà như một vị thánh bằng việc xây dựng đền thờ

tín ngưỡng thờ mẫu
tín ngưỡng thờ mẫu

Không chỉ tại các nước Phương Đông mà các nước phương Tây thì tín ngưỡng thờ đạo mẫu cũng được nhắc đến khá nhiều. Đó có thể là hình ảnh của Đức Mẹ Maria được tôn thời của đạo Thiên Chúa giáo.

Đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người

Việc thực hành một nét cơ bản của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ chính là nghi lễ lên đồng. Thông qua việc các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc cũng như hát chầu văn và múa diễn xướng dân gian trong lên đồng. Việc tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ chính là việc thỏa mãn những nhu cầu cũng như khát vọng về việc mong cầu sức khỏe cũng như bình an và làm ăn phát đạt


Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã có thể cho bạn biết được về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ xưa đến nay. Một nét văn hóa đẹp của người Việt được truyền từ đời này sang đời khác với nhiều ý nghĩa nhân văn cho những thế hệ sau noi theo và giữ gìn. Đón đọc thêm nữa những bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết những kiến thức thú vị khác. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *