Vào mỗi dịp tết đến nghi lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu (上標) là nghi thức không thể tại Việt Nam. Khi cây nêu được dựng lên là báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu. Đây là nghi thức thiêng liêng giúp trừ tà mà còn mang ý nghĩa đón thần linh ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình. Hãy cùng AIVA tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của loại cây này ở bài viết dưới đây nhé.

TỤC TRỒNG CÂY NÊU NGÀY TẾT
Vào mỗi dịp tết đến theo phong tục xưa ngoài bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì việc dựng cây nêu được coi là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Câu thơ thể hiện rõ nhất các đặc trưng của ngày tết có lẽ là câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Cây nêu – Phong tục xưa không thể thiếu trong Tết cổ truyền
Có thể nhiều người chưa biết được rằng trong văn hóa Việt xưa thì cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc thì chúng mang nhiều ý nghĩa như là điểm tựa tinh thền và vừa là nơi để gửi gắm được những ước mong năm mới thịnh vượng của người dân.
Nếu như tục dựng gậy ông vải (2 cây mía đỏ bên bàn thờ) là ‘đường đi lối lại’ của Gia tiên ngày Tết thì cây nêu được ví như ‘bậc thang’ của Thần linh.

Cây nêu là cây gì?
Theo phong tục xưa thì cây nêu thường được làm từ những cành cây tre cao được giữ chặt hết cành dăm và để lại phần lé ở ngọn. Do tre là loài cây thân thuộc gắn liền với văn hóa Việt và tre dẻo dai dễ uốn nắn lại đẹp. Dưới gốc tre sẽ được rắc vôi bột trắng có hình cánh cung hướng ra bên ngoài nhà. Ở mỗi vùng miền khác nhau, miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay dân tộc thiểu số sẽ có cách trang trí cây nêu khác nhau. Mỗi một vật trang trí lên cây nêu đều mang một ý nghĩa nhất định, nếu không phải bảo vệ bình an thì cũng là cầu may mắn, sung túc. Chẳng hạn như cái khánh biểu tượng cho những điều tốt lành. Lông gà biểu tượng cho bình an. Lá dứa để trừ tà hay tiền vàng mã cầu tài lộc.
SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT ?
Sự tích của tục dựng cây nêu ngày tết được bắt nguồn từ việc thuở xa xưa trên mặt đất yêu quái hoành hành khiến cho đất đai ruộng vườn đều bị chiếm hết. Loài người phải đi thuê đất mà trồng trọt rồi nộp phần lớn sản phẩm cho lũ quỷ ác. Chúng lộng hành khi chiếm hết lấy lúa mì và người dân sống khổ cực đói ăn vì không có lúa mì để ăn.

Khi đi đến vùng đất đó có một ông tiên hóa thân trong hình hài của một ông lão đ ingang qua và bảo với người nông dân rằng hãy trồng khoai vì củ khoai ở gốc rễ và có thể ăn được. Lúc này người nông dân trồng khoai và cống nạp phần ngọn cho lũ quỷ và để lại gốc để ăn củ. Một thời gian sau lũ quỷ dữ phát hiện ra và đã chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Ông tiên bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.
Quỷ tức tối nên mùa sau quỷ lại tuyên bố ăn cả gốc lẫn ngọn. Tiên trao cho nông dân giống cây bắp, loại lương thực có trái ở thân, ngọn và gốc chẳng có gì. Cuối cùng quỷ tức điên lên và bắt con người trả lại toàn bộ đất đai và không cho trồng trọt gì nữa.
Ông tiên lúc này đã cùng người nông dân đến gặp quỷ và bàn với quỷ xin miếng đất chỉ vừa đúng bằng bóng của chiếc áo treo trên ngọn cây tre. Lũ quỷ nghe vậy đồng ý vì thấy bóng chiếc áo khá bé. Tuy nhiên khi chiếc áo được đưa lên cao, tiên liền hóa phép cho chiếc áo lớn dần lớn dần, bóng của chiếc áo cũng dần lớn hơn xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.

Do quỷ sợ hãi những thứ kia nên sợ chạy vào biển Đông. Trước khi đi quỷ xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm mới về đất liền thăm ông bà tổ tiên của chúng. Tiên ông thương hại nên đồng ý.
Từ đó, hàng năm, cứ dịp Tết Nguyên Đán là bọn quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ liền dựng cây nêu trước nhà, trên cây có treo chuông gió, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh ra.
>>> Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp gọi là tháng củ mật?
CÂY NÊU NGÀY TẾT THƯỜNG TREO NHỮNG GÌ ?
Tùy vào từng địa phương khác nhau mà mỗi vùng miền sẽ treo và trang trí lên trên cây nêu đó những vật phẩm khác nhau. Chúng có thể là những túi đựng trầu cau bằng kim loại lớn nhỏ. Khi có gió đưa thổi thì những vật dụng đó sẽ va chạm âm thanh tạo ra tiếng động khá vui tai.
Việc tạo âm thanh đó cũng nhằm báo cho những quỷ dữ tránh xa dân làng vì vùng này đã có chủ không dược làm phiền. Chính nét văn hóa thú vị này đã làm nên sự tích độc đáo của cây nêu ngày tết.

Những chiếc túi đỏ đựng trầu cau thường treo trên cây nêu do người dẫn đầu trong lễ truyền thống ngày Tết.
Ý NGHĨA PHONG TỤC DỰNG CÂY NÊU NGÀY TẾT
Theo sự tích về cây nêu trên thì có thể thấy được cây nêu được dựng khi tết đến xuân về chính là biểu tượng cho cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Việc này có thể bảo vệ bình yên cuộc sống của người dân khỏi những thế lực độc ác như quỷ giữ lộng hành.
Mỗi dịp tết đến các vị thần phải trở về chầu trời do đó thời điểm này ác quỷ sẽ lộng hành xâm nhập. Chính vì thế mà các vị thần đã hướng dẫn cho người nông dân dựng gây nêu được xem là bảo bối chống lại quỷ ma. Thường cây nêu đó được với lọng tàn treo 5 con cá chép đại diện cho 5 màu trong ngũ hành: Vàng ở giữa, Đen ở phía Bắc, Trắng ở phía Nam, Xanh ở phía Đông và Đỏ ở phía Tây.
Theo sự tích, cây nêu ngày tết là biểu tượng của cuộc chiến đấu giữa lương tâm và tà ác.
KHI NÀO DỰNG VÀ HẠ CÂY NÊU NGÀY TẾT ?
Do cây nêu chủ yếu được dựng bằng cây tre chiều dài khoảng 6-8 mét và được dựng trước sân nhà. Những người miền Bắc thường dựng cây nêu vào thời điểm Táo Quân về trời tức ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Khi đó, khi không có thần linh canh giữ, ma quỷ thường xâm phạm. Do đó, việc dựng cây nêu giúp xua đuổi ma quỷ.

Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc từ mùng 3 đến mùng 5, gọi là lễ thượng nêu. Ngày hạ nêu diễn ra vào mùng 7. Những phong tục này tạo nên sự tích cây nêu ngày tết.
CÁCH DỰNG CÂY NÊU NGÀY TẾT
Để làm một cây nêu trưng ngày tết thật đẹp và ý nghĩa thì cũng cần có một số chú ý. Cây tre được chọn nên là loại tre già cao thẳng có tán lá tươi tạo thành chum ở phần ngọn. Phàn đầu thường được buộc thêm lá dứa biểu tượng cho mây trời.
Phần thân tre sẽ được phạt tỉa nhẵn nhụi và được bôi vôi trắng phần gốc. Phần ngọn được treo bằng cờ, câu đối, đèn lồng, phong linh…Đầu ngọn hướng ra cổng để xua đuổi tà ma.
Ngày nay, phong tục dựng cây nêu vào Tết đang dần mất đi giá trị. Hiện nay, người Việt chủ yếu dựng cây nêu để trang trí nhà, không hiểu hết ý nghĩa tâm linh của nó.
>>> Thần cây đa, ma cây gạo nghĩa là gì ?
Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ cho bạn về ý nghĩa của cây nêu ngày tết. Hy vọng bài viết này giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự tích cây nêu ngày tết và giữ gìn phong tục truyền thống. Chúc mọi người có một mùa xuân an lành và ấm áp bên gia đình và người thân.
Bài viết mới cập nhật
Đá Jasper Thiên Nhiên: Loại Ngọc Bích Đỏ Nhiều Tác Dụng Phong Thủy
Nếu bạn là người yêu thích vòng phong thủy, chắc hẳn ...
Tượng Dê Phong thủy: Ý nghĩa của chúng trong phong thủy
Trong 12 con giáp, dê là linh vật đại diện cho ...
Năm 2025 tuổi nào phạm Thái Tuế? Cách cúng hóa giải Thái Tuế
Năm 2025, phong thủy và vận hạn tiếp tục là chủ ...
Phá thái tuế là gì? Cách hóa giải Phá thái tuế
Trong phong thủy và tử vi, hạn Thái Tuế là một ...