Từ lâu phong tục của người Việt thường sẽ cúng và thắp hương bàn thờ gia tiên vào ngày rằm và ngày mồng 1 đầu tháng. Đây là nét đẹp trong văn hóa cũng là một nghi thức nhằm tưởng nhớ báo hiếu tổ tiên và những đấng thiêng liêng. Bài viết này AIVA sẽ chia sẻ cho bạn về nguồn gốc ý nghĩa của ngày rằm và mồng 1 trong văn hóa Việt.
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MỒNG 1 VÀ NGÀY RẰM
Trong truyền thống của người Việt thì hai ngày trong tháng là ngày rằm (ngày 15 âm lịch) và ngày mồng 1 âm lịch là những ngày đặc biệt nhất. Trong ngày này thì mọi gia đình cũng đều chuẩn bị mâm cúng thắp hương tổ tiên. Theo quan niệm thì ngày rằm còn gọi là ngày vọng và ngày mồng 1 còn được gọi là ngày sóc. Hai ngày này thì vị trí của mặt trời và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Khi này chúng tạo ra một xung năng lượng đặc biệt tác động vào con người nên thường gây ra được những biến cố như tai nạn hay bệnh tật. Chính vì thế mà người ta thường cúng bái mong cầu bình an tránh xui xẻo
Nhiều quan niệm cho rằng hai ngày này là ngày của Phật nên cần thắp hương cúng ngoài ra không nên làm những chuyện lớn để tránh gặp xui xẻo.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY MỒNG 1 VÀ NGÀY RẰM
Trong những ngày rằm và mồng 1 trong năm mọi gia đình đều có những nghi thức cúng bái riêng. Bao gồm có việc sửa soạn bàn thờ mua hoa quả tiền vàng trái cây cỗ mặn để cúng gia tiên tiền tổ.
Nghi thức này chính là một nét tín ngưỡng không thể thiếu được thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Ngoài ra còn là một đạo hiếu uống nước nhớ nguồn và giá trị nhân đạo và lối sống mà Đức Phật có truyền dạy.
Với người Việt thì trong năm sẽ có ba ngày rằm quan trọng nhất đó chính mà Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng 7 và Rằm Tháng 8. Tết Trung Thu và
Tết là hai ngày trọng đại mọi người quây quần bên nhau chia sẻ về câu chuyện cuộc sống.
CHUẨN BỊ MÂM CỖ TRONG NGÀY RẰM VÀ MỒNG 1
Để cho nghi thức cũng lễ của người Việt vào những ngày đặc biệt như mồng 1 hay ngày rằm đúng và chuẩn thì cũng có khá nhiều điều chú ý.
- Chén nước: thuộc mệnh Thủy
- Đèn dầu hay bát hương: thuộc mệnh Hỏa
- Bát hương thuộc mệnh Thổ
- Gía nến: thuộc mệnh Kim
Trong nghi thức cúng lễ này thì việc đốt hương và vàng mã là nghi thức quan trọng. Nghi thức này được du nhập vào Ấn Độ và Trung Hoa vào đời Hán Vũ thông qua tục thờ tượng vàng của vua Hung nô. Loại hương dùng gọi là giáng hương thì mới mời được thần linh.
Trong quá trình đó thì việc sử dụng đèn để thắp cũng là khá là thông dụng ở nước ta. Phong tục đốt đèn này có được thờ cúng xuất phát từ Ấn Độ. Còn tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Một vấn đề nữa có thể kể đến chính là những hồi tụng kinh và những tiếng gõ mõ hay hương khói cùng với những ánh nến lung linh huyền diệu để tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường. Ngoài ra cũng là một cách giải thoát cho tâm hồn mình thanh tịnh và loại bỏ tham – sân – si trong cuộc sống.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG
Để cho việc thực hiện nghi thức cúng rằm tháng giêng được tốt đẹp thì chúng tôi cũng có một số lưu ý khi cúng rằm tháng riêng.
Dọn dẹp ban thờ: Bạn có thể tiến hành cúng và khi gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ một cách chu đáo và tỉ mỉ cẩn thận. Một khi làm việc này gia chủ cũng cần chú ý không nên xê dịch bát hương. Việc này có thể ảnh hưởng đến việc vận khí của gia chủ. Trước khi lau dọn thì cần thắp một nén nhang xin tổ tiên về việc lau dọn bàn thờ để cúng rằm cho ông bà tổ tiên biết.
Thắp hương: Bạn nên thắp theo số lẻ thì theo quan điểm một số bởi đặc trung cho phần âm. Chi nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
Không nên dùng hoa quả giả để cúng. Hoa quả đặt trên bàn thờ nên là hoa quả tươi hoặc hoa cúc vàng hoặc cúc vạn thọ hay huệ trắng thì sẽ phù hợp hơn.
Gia chủ khi tiến hành cúng cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, khi khấn cần thành tâm, không cười nói./.
>>> Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng chuẩn nhất
Ngày rằm tháng giêng có thể được đánh dấu bởi sự kết thúc của tháng ăn chơi của người nông dân để bắt tay chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Người dân thường làm lễ để tỏ lòng tưởng nhớ đến tổ tiên và tiền nhân để mong cầu cho mưa thuận gió hòa Chính vì thế từ lâu nay mọi người luôn quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng trong khoảng thời gian từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa hoa mẫu đơn? Hoa mẫu đơn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Biểu tượng hoa mẫu đơn không còn xa lạ gì với ...
Đá Fluorite là gì? ý nghĩa và tác dụng của đá Fluorite?
Trong những dòng đá tự nhiên hiện nay đá Fluorite nổi ...
Tượng củ nhân sâm: Ý nghĩa, cách sử dụng và những lưu ý nên biết
Trong tự nhiên hình tượng củ sâm là một trong những ...
Tháng 7 Âm lịch, 3 con giáp được Thần Tài che chở, tài lộc
Các bạn chú ý nhé, những tuổi con giáp sau đây ...