Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Từ ngàn xưa cứ mỗi mùa xuân đến tết về nhà nhà lại nô nức gói bánh chưng. Đây đã trở thành phong tục tốt đẹp được gìn giữ cho đến ngày nay trong tâm thức người dân Việt. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn tìm hiểu về phong tục gói bánh chưng ngày tết của người Việt Nam.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
phong tục gói bánh chưng ngày tết

NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC GÓI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

Vào dịp năm mới mỗi quốc gia sẽ có những truyền thống đón tết riêng biệt và đặc biệt là văn hóa ẩm thực đặc sắc. Mỗi nước sẽ có những món ăn truyền thống riêng và Việt Nam không thể thiếu được món bánh chưng truyền thống. Trước tết một tuần hầu hết mọi nhà đều sẽ có phong tục gói bánh chưng. Đây là một nét đẹp văn hóa tốt lành bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước của ông cha ta từ xưa.

Theo đó thì phong tục gói bánh chưng, bánh giầy bắt nguồn từ đời vua Hùng Vương thứ 6. Vua cha muốn tìm người con có đủ tài Đức để nối ngôi mình nên đã triệu tất cả các người con của mình vào đúng ngày giỗ tổ. Nhà vua truyền rằng vị quan Lang (con của vua) nào tìm được món lễ vật dâng cho tổ tiên hợp lý của vua thì sẽ được truyền lại ngôi báu.

Các vị Lang Liêu đua nhau đi tìm kiếm Sơn hào Hải vị, vàng bạc châu báu và kì hoa dị thảo nhằm dâng lên vua cha của mình. Trong khi đó vị Lang Liêu là người con út thứ 18 là người con thiệt thòi khi bị mẹ ghẻ lạnh không được giúp đỡ nên các Sơn hào Hải vị khó tìm kiếm. Vào một đêm Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị tiên hiện lên và nói rằng: “Trời đất này không có gì quý hơn lúa gạo. Con hãy đem gạo nếp làm thành bánh hình vuông, hình tròn tượng trưng cho đất trời. Bên trong sử dụng các loại mỹ vị. Bên ngoài dùng là bọc lại ngụ ý chỉ công Đức lớn lao của cha mẹ.

lang liêu làm bánh chưng bánh giầy
lang liêu làm bánh chưng bánh giầy

Sáng hôm sau tỉnh dậy Lang Liêu nghe và làm theo lời thần dặn. Anh sử dụng gạo nếp, Đậu xanh, thịt heo và lá dong để làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất. Khi dâng lên vua cha và nêu ý nghĩa của hai loại bánh đó vua cha rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó món bánh chưng và bánh giầy đã trở thành lễ vật quý giá trong nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng như trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Ngày nay hễ thấy hình ảnh gói bánh chưng và ngồi trông nồi bánh chưng chín là nét đẹp trong văn hóa của mỗi người dân Việt.

Ý NGHĨA CHIẾC BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY NGÀY TẾT

Chiếc bánh chưng bánh dầy mang nhiều ý nghĩa trong phong tục người Việt. Chiếc bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất vuông còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho mặt trời và bầu trời tròn.

Do tục Việt Nam thờ cúng trời đất tổ tiên nên hai hình tượng này rất có ý nghĩa.

phong trào gói bánh chưng ngày tết

Từ sự tích của Lang Liêu nên từ xa xưa người Việt Nam thường dâng bánh chưng bánh dầy trong ngày lễ tết để bày tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên và trời đất. Nền nông nghiệp lúa nước của người Việt đều mong cầu mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi cho người dân được no ấm.

Bên cạnh đó bánh chưng còn được thể hiện một tinh thần uống nước nhớ nguồn tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vào mỗi dịp cuối năm nhà nhà thường quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng. Tinh thần quây quần mỗi người một việc người lau lá, người gói bánh khung cảnh ấm áp và quen thuộc trong trí nhớ của mỗi người Việt.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
phong tục gói bánh chưng ngày tết

Có thể thấy nét văn hóa gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến xuân về trở nên có ý nghĩa gia đình sum vầy trong không khí rạo rực ngày tết. Nét văn hóa này luôn hiện diện trong tim mỗi người Việt dù bất cứ nơi đâu.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
phong tục gói bánh chưng ngày tết

BÁNH CHƯNG BAO GỒM NHỮNG GÌ ?

Bánh chưng tượng trưng cho đất với một màu xanh bên ngoài đặc trưng cho các loại cây cỏ. Bên trong có gói một lớp đỗ xanh đặc trưng cho hoa quả cây trái và thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là sản vật đại diện cho con người.

Nguyên liệu lá dong được gói bánh tạo cho bánh có một màu xanh mướt. Màu xanh tự nhiên của bánh được ông cha ta thường chọn những tàu lá dong đẹp xanh hoặc lá chuối để gói.

Sau khi gói xong những chiếc bánh chưng được cho vào trong nồi nước luộc chín trong suốt hơn 10 tiếng. Chính thời gian ngồi chờ bánh chín bên bếp lửa tâm sự những câu chuyện năm cũ đón chờ năm mới may mắn sẽ không thể nào quên trong kí ức mỗi người Việt Nam.

gói bánh chưng xanh
gói bánh chưng xanh

Mâm cơm cũng tất niên và cúng giao thừa sẽ không thể trọn vị nếu thiếu đi đồng bánh chưng. Màu sắc xanh mướt của chiếc bánh chưng sẽ giúp mâm tết thêm ngon miệng và ý nghĩa hơn. Mỗi gia chủ đều muốn mời khách thủ một xóc bánh Chưng nhà mình, đó được coi như một điều may mắn với gia chủ như một lời chúc “ăn nên làm ra”.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
phong tục gói bánh chưng ngày tết

Vào những ngày sau Tết, món bánh Chưng rán trở thành món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ. Cảm giác “trong dai, ngoài giòn” của bánh Chưng rán là một cảm giác rất dễ “gây nghiện” với nhiều người. Và họ tìm đến bánh Chưng rán vào mỗi buổi sáng như một món ăn quen thuộc chứ không riêng gì dịp Tết. Giờ đây, bạn không khó để tìm thấy một quán bán bánh Chưng rán vào mỗi buổi sáng ở những con phố ở Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!