Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền có gì khác nhau ?

Theo phong tục xưa thì trong những ngày tết của người Việt Nam sẽ thường có một mâm ngũ quả để dâng cúng bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả bao gồm ít nhất 5 loại quả khác nhau mỗi loại sẽ đại diện cho một điều tốt lành may mắn trong cuộc sống. Tùy theo từng vùng miền mà mỗi mâm ngũ quả sẽ có sự khác nhau giữa miền Bắc – Trung- Nam. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về đặc trưng ý nghĩa và sự khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền nước Việt Ta.

mâm ngũ quả
mâm ngũ quả

MÂM NGŨ QUẢ LÀ GÌ ?

Mâm ngũ quả là thuật ngữ chỉ một mâm trái cây thường được con cháu dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến. Theo nghiên cứu thì chúng sẽ có 5 loại quả khác nhau được trưng bày ngay ngắn thành một mâm hoặc đĩa to. Những thức quả thường chọn những loại quả đẹp và to nhất để dâng lên cúng ông bà tổ tiên.

Với tâm niệm rằng những loại trái cây sẽ gửi gắm những mong ước trong một năm đó đến với ông bà nhằm sớm thành hiện thực. Thông qua tên gọi màu sắc và cách xắp xếp thì mỗi một mâm ngũ quả sẽ thường thể hiện một phong cách của từng gia chủ.
Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

NGUỒN GỐC CỦA MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Để tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày tết cũng có khá nhiều câu chuyện thú vị khác nhau. Tương truyền mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật và được nhắc đến trong Kinh Vu Lan Báo Hiếu với hình tượng mâm trái cây 5 màu sắc khác nhau. Mỗi màu thể hiện một đức căn bao gồm có: Tín Căn (Lòng tin), Tấn Căn (Ý chí kiên trì), Niệm Căn (ghi nhớ), Định Căn (Tâm không loạn), Huệ Căn (Sáng suốt).

mâm ngũ quả
mâm ngũ quả

Thông qua 5 loại quả, như thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

Ý NGHĨA CỦA MÂM NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT

Có thể thấy được trong ngày tết vị trí bàn thờ là vị trí trang trọng nhất trong nhà. Một bàn thờ trang trọng không cần nhiều đồ nhưng đủ và sạch sẽ được lau dọn sẽ chính là một điềm tốt cho gia chủ năm đó nhận được nhiều may mắn. Trên đó một mâm ngũ quả đặt chính giữa là không thể thiếu trong trang trí tết cổ truyền của người Việt Nam. Có thể nói rằng mâm ngũ quả chính là một nét đẹp tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi đô tết đến xuân về của người Việt từ xưa đến nay.

Một mâm ngũ quả đẹp dâng lên bàn thờ không chỉ mang lại không khí tết rộn ràng và tươi vui mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc:

Một mâm ngũ quả mang ý nghĩa thể hiện long hiếu thảo của con chá để tưởng nhớ và biết ơn đến ông bà cha mẹ tổ tiên. Những mâm ngũ quả được con cháu đích thân chuẩn bị và bày biện có thể hiện đúng long thành mà ông cha sẽ cảm nhận được.

Một mâm ngũ quả có thể chứa đựng những ước muốn và cầu mong của gia chủ về một năm mới thuận lợi vạn sự bình an cũng như hanh thông.

Chúng còn thể hiện thành quả lao động của con cháu nhằm dâng lên ông bà tổ tiên.

Số 5 theo quan niệm dân gian là một con số tốt theo phong thủy. Chúng đại diện cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ.

Quả đại diện cho vũ trụ, hạt bên trong mỗi loại quả tượng trưng cho các vì sao. Tất cả hòa quyện vào nhau như thể hiện đất trời giao thoa, âm dương hòa hợp, vạn vật đều sinh sôi nảy nở và phát triển.


 Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ MIỀN BẮC 

Miền bắc vào dịp tết Nguyên Đán thường khá lạnh. Lúc này trời đất vào xuân và cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa quả do đó mà cũng khá phong phú. Hơn nữa người miền Bắc thường trưng bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành phương Đông. Đặc điểm dễ nhìn thấy chính là mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

mâm ngũ quả miền bắc
mâm ngũ quả miền bắc
5 Loại quả thường tháy trong một mâm ngũ quả miền Bắc:
  • Chuối
  • Bưởi
  • Đào
  • Hồng
  • Quýt
Cách trình bày truyền thống:

Thông thường thì mâm ngũ quả sẽ có một nải chuối xanh to bên dưới để nâng đỡ những loại quả khác. Chuối xanh cũng như một bàn tay phật che chở nâng đỡ mọi thứ. Chính giữa chính là một quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Bày biên xng quanh đó à các loại quả khác nhỏ xung quanh với mỗi một quả là một màu khác nhau.

Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả

Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ MIỀN TRUNG

Người miền Trung với địa thế không mấy thuận lợi lại hay bị lũ lụt nên hoa quả có ít hơn miền Bắc và miền Nam. Chính vì thế mà mâm ngũ quả của họ cũng thường không quá câu nệ mà sẽ tùy tâm của con người mà bày lên bàn thờ. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.

mâm ngũ quả miền trung
mâm ngũ quả miền trung

Các loại quả thường thấy:

  • Thanh long
  • Chuối
  • Dưa hấu
  • Mãng cầu
  • Dứa
  • Sung
  • Cam
  • Quýt

Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT CỦA MIỀN NAM 

Một mâm ngũ quả miền Nam sẽ thường khá phong phú với nhiều loại cây trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hay “cầu sung vừa đủ xài”. Họ cũng tránh hạn chế để những loại quả ngày tết có nghĩa xấu như chuối – chúi nhủi, cam – cam chịu, lê – lê lết, sầu riêng, bom (táo)… và không chọn trái có vị đắng, cay.

mâm ngũ quả miền nam
mâm ngũ quả miền nam

Các loại quả thường thấy:

  • Mãng cầu
  • Sung
  • Dừa
  • Đu đủ
  • Xoài
Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Có thể thấy được mâm ngũ quả ngày Tết chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Cho dù có nhiều sự khác nhau giữa các vùng miền tuy nhiên đều mang những ý nghĩa tốt đẹp mà con cháu muốn thể hiện lên các bậc tổ tiên ông bà đã khuất. Hy vọng với những kiến thức mà AIVA chia sẻ cho bạn về mâm ngũ quả đã giúp cho bạn hiểu thêm được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Đón đọc thêm những bài viết để hiểu thêm những điều thú vị.

>>>> Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!