Có thể thấy được trong tín ngưỡng phong tục thờ cúng tại Việt Nam thì ngày Thần Tài là một trong những vị thần có thể giúp mang lại tài lộc cho gia đình của bạn. Chính vì thế việc cúng Thần Tài là một trong những phong tục đẹp vào mỗi dịp đặc biệt như mồng 1 ngày rằm hàng tháng. Bài viết này AIVA xin chia sẻ cho bạn về văn khấn Thần Tài để cầu mong những điều tốt lành cho khách hàng và giúp tiền bạc dư giả mang lại nhiều may mắn.
ÔNG ĐỊA LÀ AI ? ÔNG THẦN TÀI LÀ AI ?
Trong văn hóa phương Đông thì ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công chính là một trong hai vị Thần cùng với thần Tài được nhiều gia đình người Việt Nam thờ cúng trong nhà. Đây là một nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng xa xưa.
Ông Địa chính là một vị Thần chuyên cai quản mảnh đất mà gia đình của bạn sinh sống. Ông thường biết đến với hình dáng bụng to tay cầm quạt và luôn mang vẻ mặt rất hiền lành phúc hậu.
Thần Tài là một vị Thần chuyên quản về tiền bạc và sự may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ trên tay cầm một thỏi vàng to cùng với gương mặt hiền lành nhân hậu. Ông đi đến đâu thì cũng mang lại may mắn và tiền bạc cho mọi người nên rất được mọi người yêu quý và chào đón mỗi khi ông xuất hiện.
MÂM LỄ VẬT KHI CÚNG VÍA THẦN TÀI ?
Để giúp cho gia chủ có được nhiều may mắn trong làm ăn và công danh sự nghiệp thì việc sắm mâm cúng thần tài cũng cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. Theo phong tục truyền thống thì mâm cúng ngày vía thần tài sẽ thường bao gồm những lễ vật như sau:
- Bình hoa tươi (không nên dùng hoa nhựa)
- Hoa quả trái cây tươi (tốt nhất nên sử dụng ngũ quả)
- Nhang đèn đầy đủ
- Điếu thuốc lá
- Đĩa gạo nhỏ
- Bộ tam sên không thể thiếu: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 1 quả trứng vịt luộc 1 con cua hoặc tôm luộc
- Các món mặn như cá lóc nướng, thịt heo quay, bánh hỏi.
- Thỏi vàng, nén vàng nếu có.
VĂN KHẤN CÚNG THẦN TÀI CHUẨN NHẤT
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn
sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI THỜ CÚNG THẦN TÀI
Để giúp gia chủ có được nhiều may mắn và tài lộc rủng rỉnh thì gia chủ nên lưu ý những yếu tố sau đây:
Nên định kì thay chén nước khi cúng. Nước hoa thay trong lọ hoa và chưng thờ hoa quả với nải chuối chín vàng.
Không nên để các con vật như chó mèo quậy phá làm ô uế cả bàn thờ thần tài
Định kì lau dọn bàn thờ và tắm cho thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch. Nên dùng nước gừng hoặc nước ngũ vị để lau dọn cho bàn thờ thần tài.
Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Có thể thấy được việc cúng lễ Thần Tài vào ngày mồng 10 hàng tháng là một ngày cực kì quan trọng bởi theo quan niệm dân gian thì việc đón Thần Tài chu đáo sẽ thu hút được nhiều tài lộc trong năm cho gia chủ.
Bài viết mới cập nhật
Ý nghĩa hoa mẫu đơn? Hoa mẫu đơn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Biểu tượng hoa mẫu đơn không còn xa lạ gì với ...
Tượng củ nhân sâm: Ý nghĩa, cách sử dụng và những lưu ý nên biết
Trong tự nhiên hình tượng củ sâm là một trong những ...
Tháng 7 Âm lịch, 3 con giáp được Thần Tài che chở, tài lộc
Các bạn chú ý nhé, những tuổi con giáp sau đây ...
Lu thống là gì? Công Dụng và Ý nghĩa của Lu Thống trong phong thủy
Là một trong những vật phẩm phong thủy được sử dụng ...