Vì sao nói “Rồng đến nhà tôm”?

Bạn đã từng nghe câu nói “Trời ơi, sao hôm nay “rồng lại đến nhà tôm” thế này?”  Đây có thể là câu nói thường ngày khi gặp bạn bè xa đến chơi. Tuy nhiên để hiểu hết ý nghĩa sâu xa của câu nói này dùng trong một số ngữ cảnh thì lại khác. Bài viết này AIVA sẽ chia sẻ cho bạn ý nghĩa của câu nói Rồng đến nhà Tôm là gì ? Tại sao rồng lại không đến nhà rắn ?


RỒNG ĐẾN NHÀ TÔM LÀ GÌ ? 

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường hay nghe câu thành ngữ “Rồng đến nhà tôm“. Theo “Từ điển thành ngữ Tiếng Việt”, “rồng đến nhà tôm” có nghĩa là “người cao quý đến thăm kẻ thấp hèn”, thể hiện sự nhún nhường của chủ nhà đối với khách.

Tuy nhiên trong một số trường hợp thành ngữ ngày lại mang ý nghĩa châm biếm khi người già có quyền lực lại đến những nơi thấp hèn để tỏ ý nhờ cậy một việc gì đó.

rồng đến nhà tôm
rồng đến nhà tôm

NGUỒN GỐC CÂU RỒNG ĐẾN NHÀ TÔM

Nguồn gốc của câu thành ngữ này cũng là một câu chuyện thú vị mà có thể bạn cũng chưa biết được. Chuyện là câu thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian xa xưa. Chuyện kể rằng ngày xưa tôm nghe cá chép có tài nên đã tìm đến kết bạn. Năm đó thủy thần mở khoa thi cho muôn loài dưới nước. Tôm và cá chép đều đi thi. Biết mình tài kém tôm liền nhờ cá chép giúp sức. Cá bảo rằng vậy khi nào tôi nhẩy lên thì anh ngậm chặt lấy đuôi của tôi tức khắc anh sẽ nhẩy lên được.

rồng đến nhà tôm
rồng đến nhà tôm

Tôm làm theo cá chép dặn nhưng không may thủy thần phát hiện được sự gian xảo nên đã đạp một cái khiến tôm ngã đến còng cả lưng. Chỉ có một mình cá chép thi đỗ trong năm ấy nên đã được liệt vào hàng hóa rồng.

Sau này cá chép hóa rồng chỉ những người đỗ đạt cao hay thành công trong cuộc sống. Sau cuộc thi tôm đành chấp nhận số phận và trở về chốn cũ của mình.

sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng
sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng

Năm tháng đi qua cá chép đã hóa rồng nhưng vẫn nhớ đến tình bạn năm xưa. Vì vậy nó đã hạ cố đến nhà của tôm để thăm bạn. Được rồng đến chơi, tôm lấy làm vinh hạnh lắm nên bày tiệc rượu vui vẻ mời bạn. Trong buổi tiệc, tôm đã ngâm bài thơ:

“Rồng một bến mà tôm một bến

Đã từ lâu tôm thấy rồng đến

Mừng vui khôn kể bạn đến nhà

Trước sau gì ta vẫn là ta”

rồng đến nhà tôm

Từ đó câu thành ngữ cá chép hóa rồng ra đời. Đây là một câu chuyện về tình bạn khi rồng dù đã thành công nhưng vẫn nhớ đến tình xưa nghĩa cũ. Còn tôm thì không hề e ngại về xuất xứ của mình mà vẫn trân trọng tình bạn này. Đó là lối ứng xử văn hóa mang đậm tình nghĩa.

>>> Tìm hiểu sự tích Cá chép hóa Rồng ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!