Trong những ngày tết Nguyên Đán mọi người đều quay quần bên mâm cơm chia sẻ về câu chuyện cả một năm. Chính vì thế mà mâm cỗ Tết cho 3 ngày này được mọi nhà chuẩn bị thịnh soạn từ trước. Tùy từng vùng khác nhau mà các món ă trong ngày tết cũng từ đó mà khác nhau. Bài viết này AIVA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những món ăn đặc sắc trong ngày Tết miền Bắc cho bạ tham khảo.
Gà luộc
Có thể thấy được trong mâm cỗ cổ truyền của người dân miền Bắc thường sẽ có một con gà luộc được chặt thật đều và đẹp xếp vào đĩa. Đây là một món ăn đơn giản nhưng mang nét đặc trưng mạnh mẽ của trong mâm cỗ tại miền Bắc. . Những miếng thịt gà săn chắc ăn kèm cùng lá chanh, chấm muối chanh ớt dù mộc mạc nhưng lại làm rất nhiều người thương nhớ hương vị
Trong mâm cơm cúng giao thừa thì cũng sẽ có một đĩa gà luộc nhưng sẽ luộc cả con. Gà được chọn sẽ là gà trống với mào đẹp chân chắc và thân hình vạm vỡ. Khi luộc gà sẽ được cắm một bông hoa vào mỏ và đặt lên mâm cỗ cúng giao thừa. Đây là một nét văn hóa được lưu truyền từ xưa đến nay qua nhiều thế hệ.
Xôi gấc
Trong ngày tết mọi thứ màu đỏ sẽ được ưa chuộng. Một đĩa xôi gấc từ đó mà được ông cha ta khéo léo đưa vào mâm cỗ cúng ngày tết từ bao đời nay. Mâm cơm cỗ tết sẽ thật thiếu sót nếu như thiếu đi một đĩa xôi gấc đỏ thắm bên cạnh đĩa gà luộc.
Một đĩa xôi gấc đỏ sẽ mang lại may mắn cho cả năm đó. Màu sắc tươi sáng dưới bàn tay khéo léo của các bà các mẹ những hạt gạo này được quện với màu đỏ của xôi sẽ làm tăng thêm hương vị cho những món xôi thêm phần ngon miệng hơn.
Giò lụa
Sẽ thật thiếu sót nếu như trong mâm cỗ tết người miền bắc thiếu đi được đĩa giò lụa. Khoanh giò lụa được các bà các mẹ làm cũng lắm công phu. Thịt phải chọn từ loại thịt lợn nạc vai thơm ngon. Sau đó tẩm ướp gia vị cho đậm đà. Sau đó được gói trong lớp lá chuối và luộc chín tới. Những miếng giò lụa đậm đà và thơm ngon giòn dai trên mâm cỗ tết không chỉ thu hút trẻ nhỏ mà cả những người lớn tuổi cũng đều rất ưa thích.
Giò lụa là món ăn thoạt nhìn có vẻ ngoài rất đơn sơ nhưng để làm ra được những miếng giò lụa tươm tất trên đĩa lại yêu cầu kĩ thuật và sự kiên nhẫn rất cao.
Nem rán
Với những cuốn nem rán vàng óng giòn tan trọng miêng khiến cả trẻ và người già yêu thích. Món ăn này có hương vị thơm ngon và hấp dẫn trở thành món ăn không thể thiếu được trong ngày tết.
Có thể thấy đây là món ăn hội tụ đủ các loại thực phẩm từ động vật cho đến thực vật hòa quyện vào nhau ăn mãi không chán. Món ăn này thường được ăn cùng nước mắm pha cùng hành tây, cà cốt, đu đủ thái lát để giải ngấy.
Bánh chưng
Không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của người miền bắc chính là những đĩa bánh chưng xanh mướt mắt. Đây chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
Từ sự thích bánh chưng bánh dày cho đến nay khi nhìn thấy những chiếc bánh chưng xanh vuông vức là đã báo hiệu tết đến xuân về. Với hình dáng vuông vức cùng màu xanh lá cây, bánh chưng có ý nghĩa cảm tạ trời đất che chở và bảo vệ dân ta, đồng thời ngụ ý sự sung túc, đủ đầy trong năm mới.
Theo đó, bánh chưng là sự kết hợp giữa nếp thơm, đậu xanh ngọt bùi với nhân thịt mỡ béo ngậy và tiêu cay nhẹ, được gói trong lá dong rồi mang đi hấp chín. Khi ăn, dùng kèm với dưa hành, củ kiệu ngâm chua ngọt bảo đảm ăn nghiền không dứt.
>>>> Phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Canh miến nấu măng
Món canh miến măng cũng chính là một trong những món ăn ngày tết cổ truyền được cha ông ta lưu lại từ trăm năm. Khi mà trên mâm cỗ cũng tết phải có một món canh ăn cho đỡ háo nước thì món canh miến nấu năng được chọn để đưa vào mâm cỗ. Không chỉ có hương vị thơm ngon ngọt của măng ninh nhừ mà vị giòn dai của miến khiến người thưởng thức chúng không khải thích thú.
Bên cạnh đó, người miền Bắc quan niệm rằng một bữa ăn có món canh miến nấu măng thì bữa ăn đó mới đủ đầy vị, tượng trưng cho sự trọn vẹn và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Canh bóng thập cẩm
Mùa lạnh miền Bắc rất khắc nghiệt nên da dẻ thường xuyên khô căng và nứt nẻ. Vì lẽ đó, họ mới chế biến da lợn – một loại thực phẩm bổ sung collagen tự nhiên cho da để da mịn màng, căng bóng hơn thành một món canh bổ dưỡng. Canh bóng thập cẩm có hương vị ngọt thanh đậm đà nhờ nước hầm gà 2 lần liên tiếp kết hợp cùng 12 nguyên liệu căn bản như giò sống, cải xanh, cà rốt, nấm, su hào, trứng gà, gừng, hành tây…
Khi ăn, các nguyên liệu được chưng mềm nên cảm giác như tan trong miệng, còn bóng bì ngọt lịm do thấm nước dùng.
Có thể thấy được nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam ta rất phong phú. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ trong những ngày trọng đại như tết sẽ hội tụ đủ những tinh hoa ẩm thực của người Việt. Hy vọng với những món ăn mà AIVA chia sẻ cho bạn trên đây có thể giúp cho bạn hiểu hơn được nét ẩm thực độc đáo. Ngoài ra cũng sẽ là chọn lựa cho bạn để trổ tài nấu trong bữa ăn ngày tết đến xuân về đãi mọi người.
>>> Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền có gì khác nhau ?
Bài viết mới cập nhật
Bạc mạ vàng là gì? Có nên sử dụng trang sức bạc mạ vàng không?
Việc sở hữu trang sức bằng vàng là mong ước của ...
Vì sao nói Ngọc dưỡng Tâm – Trầm dưỡng tính ?
Trong thế giới tự nhiên như hiện nay thì yếu tố ...
Quả cầu Obsidian trắng: Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Trong các vật phẩm phong thủy hiện nay thì những quả ...
Cách chọn mua cây đào bằng đá chuẩn phong thủy
Cây đào đá phong thủy là một trong những vật phẩm ...