Các Phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của người Việt

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, Đây là khoảng thời gian đánh dấu sự chuyển giao giữa hai năm mới theo âm lịch. Vào dịp này người Việt có khá nhiều phong tục truyền thống để chơi Tết mong cầu năm mới may mắn và an khang thịnh vượng.

Vào những ngày này dù ở bất kì nơi nào xa xôi thì con cháu người thân cũng đều quây quần sum họp bên nhau và cùng đón tết vui vẻ. Những phong tục, hoạt động lúc này mới bắt đầu diễn ra cho đến ngoài rằm tháng giêng. AIVA xin chia sẻ cho bạn một số phong tuc truyền thống tốt đẹp của người Việt trong dịp Tết.


Cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục ngày xưa thì cứ hàng năm ki vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì người Việt sẽ gọi đó là ngày ông Công ông Táo lên trên chầu trời. Cả một năm có những gì sẽ được các ông báo cáo trong nhà với Ngọc Hoàng. Chính vì thế mà theo phong tục này ngày này mọi nhà sẽ dọn nhà sạch đẹp, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời.

Một mâm cỗ cũng sẽ có hoa quả và đồ ăn mặn. Đặc biệt trong mâm cỗ cũng còn có một chậu nước có 3 chú cá chép màu vàng để sau khi cúng xong sẽ được thả phóng sinh. Những chú cá sẽ được ông Táo cưỡi về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng.

cúng ông công ông táo
cúng ông công ông táo

Gói bánh chưng

Thật là thiếu sót nếu như trong mâm cơm ngày tết thiếu đi đĩa bánh chưng. Hương vị bánh chưng từ xưa đến nay đã được coi như hương vị của ngày tết nguyên đán.

Thông thường vào ngày này thì các gia đình sẽ thường có phong tục gói bánh chưng từ trước đó khoảng gần 1 tuần. Lúc này chính là lúc cảm nhận được hương vị ngày tết một cách đúng nghĩa nhất. Mọi người sẽ quây quần bên nhau và chia sẻ với nhau những câu chuyện trong năm. Đến đêm thì những chiếc bánh chưng đã chín mọi người lúc này sẽ tụm lại và dỡ bánh chưng. Những chiếc bánh chưng xanh mướt sẽ được để ráo và chờ đem bày trên bàn thờ ông bà và đem làm quà biếu rất có ý nghĩa.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
phong tục gói bánh chưng ngày tết

Chơi hoa dịp Tết

Có thể nói người Việt rất sành chơi hoa cây cảnh nhất là vào những dịp tết đến xuân về. Khi hoa đào và cây quất biểu tượng cho miền Bắc thì những người dân Sài Gòn lại ưa thích chơi Mai vàng.

Hiện nay, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,…

Trong những ngày dịp giáp tết thì dù nhà nghèo hay khá giả cũng sắm cho mình một cành đào hay chậu mai trưng tết. Với ý nghĩa nhìn thấy cánh đào và nhành mai sẽ báo hiệu tết đến xuân về nhiều sự khởi đầu mới may mắn và thành công.

hoa đào ngày tết
hoa đào ngày tết

Bên cạnh đó những chậu quất cảnh, cam cảnh cũng được mọi người ưa chuộng mua trong dịp tết. Mọi người quan niệm rằng với những quả vàng sai trĩu trên cây sẽ giúp cho nhà nhà có được nhiều may mắn tài lộc đề huề cả năm.


Mâm ngũ quả

Nói đến ngày tết không thể thiếu được việc bài trí mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên. Trong những ngày này nơi trang trọng nhất và cũng là nơi được tưởng nhớ nhất chính là bàn thờ ông bà. Trong ngày tết này con cháu sẽ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và dâng những lễ vật ngon nhất tiêu biểu là mâm ngũ quả.

Nhắc đến mâm ngũ quả là nói đến đĩa hoa quả với 5 loại quả đặc trưng có màu sắc khác nhau. Mỗi nơi tùy theo điều kiện thổ nhưỡng của đất mà sẽ cho ra những loại cây trái khác nhau. Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối Bưởi Đào Hồng Quýt. Trong khi đó miền Trung thường thấy: Thanh long Chuối Dưa hấu Mãng cầu Dứa Sung Cam Quýt. Miền Nam sẽ thường có các loại quả thường thấy: Mãng cầu Sung Dừa Đu đủ Xoài

mâm ngũ quả
mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Lau dọn nhà cửa

Trong ngày này tại Việt Nam nhà nhà sẽ có tục tổng vệ sinh lại nhà cửa cho sạch đẹp để đón tết. Họ quan niệm việc tẩy uế nhà cửa, dọn sạch sẽ bàn thờ ông bà cha mẹ sẽ giúp cả năm may mắn sạch sẽ hanh thông.

dọn nhà đón tết
dọn nhà đón tết

Với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

Thăm mộ tổ tiên

Tục đi thăm mộ ông bà tổ tiên khi mọi người xắp xếp công việc bận rộng của mình để ra mộ ông bà tổ tiên quét dọn cắt tỉa chân hương cho các cụ.

Đây là một phong tục đẹp phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.


Cúng tất niên

Trong ngày tết Nguyên Đán thì hầu như các gia đình đều có nghi thức cúng tất niên. Đây chính là nghi thức cúng thắp hương để mời thần linh và gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 tết. Đây cũng là một tập tục quan trọng để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

mâm cỗ ngày tết
mâm cỗ ngày tết

Đón giao thừa

Giao thừa là một trong những thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Đây là thời gian cực kì quan trọng khi mà trời đất giao hòa và năm cũ khép lại bước sang một năm mới một khởi đầu mới.

Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.

Hái lộc

Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Xông đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

tục xông đất đầu năm mới
tục xông đất đầu năm mới

Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Chúc tết và mừng tuổi

Có thể thấy được người Việt có một trong những phong tục đi chúc tết họ hàng xa cùng bạn bè trong những ngày tết. Đây chính là một trong những nét đẹp vốn có của mọi gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán.

tục xông đất đầu năm
tục xông đất đầu năm

Thời điểm này con cháu sẽ tới chúc thọ và mừng tuổi ông bà cha mẹ mình. Sau đó thì con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền lấy may đầu năm. Việc mừng tuổi trẻ con nhỏ này nhằm đi kèm theo lời chúc con cháu phải hay ăn chóng lớn và học hành giỏi giang cũng như thành công trong cuộc sống.

Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

>>>>> Phong tục lì xì đầu năm mới đón may mắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!