Từ lâu tết Hàn Thực đã trở thành một ngày tết quen thuộc và ý nghĩa của mỗi người dan Việt Nam. Tết Hàn Thực rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm Lịch hàng năm còn được gọi là tết bánh trôi bánh chay. Các gia đình sẽ cùng nhau nặn bánh trôi bánh chay dâng lên tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Cùng AIVA đi tìm hiểu về ngày tết Hàn Thực và nguồn gốc ý nghĩa trong văn hóa tín ngưỡng người Việt.
TẾT HÀN THỰC LÀ GÌ ?
Trong văn hóa dân gian Việt Nam ta tư trước đến nay thì Tết Hàn Thực được gọi là Tết Bánh trôi – bánh Chay. Nghĩa của từ Hàn Thực được dịch nghĩa là “thức ăn lạnh” được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.
Tết hàn thực thường là ngày lễ thường lệ của Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thống hàng năm mỗi lần tết hàn thực đến mọi người đều tổ chức nặn bánh trôi và bánh chay dâng cúng lên tổ tiên vào ngày này
Kể về nguồn gốc của phong tục này thường liê quan đến câu chuyện đời Xuân Thu giữa vua nước Tần và Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi trung thành theo pò tá vua Tấn Văn Công mười chin năm trời trải qua bao nhiêu khó khăn gian khổ. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Chính vì thế mà ông đã về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở Ẩn. Vua Tấn Văn Công về sau nhớ ra và cho người đi tìm Tử Thông tuy nhiên vì là người không màng danh vọng nên từ chối không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.
Ý NGHĨA CỦA TẾT HÀN THỰC
Tết Hàn Thực tại Việt Nam hiện nay cũng được coi là Tết bánh trôi – bánh chay. Đây là ngày tết thể hiện rõ nét những đặc trưng của văn hóa và lối sống riêng của người Việt. Tết Hàn Thực của người Việt Nam cũng mang nét cổ truyền và hướng về cội nguồn tổ tiên để ghi nhớ hết công ơn của những tiền nhân đã khuất.
Cứ mỗi lần đến Tết thì mỗi thành viên cũng đều cùng nhau quay quần bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này gia đình Việt món bánh trôi bánh chay là món ăn đặc sắc để cúng gia tiên.
Theo tục lệ thì trong mâm cúng lễ Tết Hàn Thực bao gồm có hương hoa, nhang và trầu cau. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.
Đồng thời, mâm cúng Tết hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
>>> Lễ tạ mộ là gì? Sắm lễ tạ mộ và chuẩn bị lễ gì khi tạ mộ ?
Ý NGHĨA CỦA BÁNH TRÔI BÁNH CHAY TRONG TẾT HÀN THỰC
Bánh trôi và bánh chay là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng vào ngày tết Hàn Thực. Đây là một trong những món ăn độc đáo và đặc trưng của ngày tết Hàn Thực từ xưa đến nay. Về ý nghĩa thì cũng có nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa của hai loại bánh này trong ngày tết hạn thực là gì ?
Món bánh trôi bánh chay được tạo ra tượng trưng cho các món ăn nguội ((Hàn Thực). Việc hình ảnh bánh trôi, bánh chay xuất hiện trên mâm cúng qua bao nhiêu thế hệ đã trở thành sợi dây gắn kết đưa truyền thống đi sâu vào trong tiềm thức của người Việt trở thành một nét đẹp văn hóa của dân ta
Với thân hình tròn trịa và trắng trong được bao bọc phần nhân gọn gang bên trong. Chiếc bánh trôi mang đậm tình cảm của người nặn bánh bao trọn vị ngọt ngào bên trong thể hiện tấm long sâu sắc đối với cội nguồn ông bà tổ tiên đã mất.
Hình ảnh gia đình con cháu quây quần tỉ mẩn gói từng chiếc bánh còn thể hiện tình cảm gia đình viên mãn, xứng đáng với sự hy sinh của cha ông dành cho ngày độc lập.
Cầu mong thời tiết thuận hòa: Bánh trôi có hình dạng tròn đều gợi nên câu tục ngữ Mẹ tròn con vuông, còn bánh chay thì có vỏ trắng mang tính âm, nhân đậu xanh mang tính dương được bao bọc lại, thể hiện âm dương hòa hợp, cầu mong mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt.
TẾT HÀN THỰC CÓ PHẢI LÀ TẾT THANH MINH KHÔNG ?
Tết thanh minh sẽ thường diễn ra vào tháng từ trong ngày 4/4 hoặc ngày 5/4 cho đến 21/4 hoặc 22/4. Do đó nhiều khi sẽ có những năm trùng với ngày Tết Hàn Thực nên nhiều người thường bị nhầm là hai ngày tết là 1. Tuy nhiên trên thực tế là đây là 2 ngày lễ tách biệt và mang những ý nghĩa khác nhau.
Tết Hàn Thực rơi vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm và là ngày con cháu quây quần gói bánh trôi và bánh chay dâng cúng tổ tiên.
Tết Thanh Minh chính là dịp mà con cháu tảo mộ và sửa sang cho mộ phần của ông bà tổ tiên.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ TRONG TẾT HÀN THỰC
Bên cạnh gia đình bạn chuẩn bị mâm cúng tươm tất trong ngày Tết Hàn Thực thì bạn cũng cần chú ý không nên làm những điều sau:
- Hạn chế chuyển nhà vào ngày này. Người xưa quan niệm nếu chuyển nhà vào tết Hàn Thực sẽ làm giảm vận khí và công việc không được suôn sẻ thuận lợi.
- Hạn chế cỗ bành linh đình. Theo quan niệm tết Hàn Thực là dịp để tưởng nhớ đến những người đã khuất thế nên mâm cỗ không cần quá cầu ki và xa hoa. Chỉ cần thành tâm chuẩn bị mâm cỗ đơn giản là được.
- Hạn chế cúng trái cây có gai hay quả đắng sẽ không hợp. Nên cúng loại quả ngọt mọng tượng trưng cho sự hòa thuận, ngọt ngào cho gia đình.
- Trong ngày này cũng giảm thiểu những đồ ăn mặn. Nhiều nơi có quan niệm trong ngày này không nên sát sinh để dùng tâm hồn thuần khiết bày tỏ sự kính trọng và tichs thêm công đức cho người đã khuất.
BÍ QUYẾT LÀM BÁNH TRÔI BÁNH CHAY NGON
Để có thể có một ngày Tết Hàn Thực được trọn vẹn thì việc làm bánh trôi bánh chay ngon là điều không thể thiếu được. Có khá nhiều công thức làm các loại bánh ở trên mạng thuy nhiên chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn bí quyết làm bánh ngon:
Khi nhồi bột nên làm bằng nước nước ấm thì bột sẽ dễ nhồi hơn. Khi nhồi bột bằng nước lạnh bột sẽ hơi nứt.
Tùy từng loại bột nếp khác nhau mà sẽ có lượng nước có thể gia giảm một chút cho phù hợp. Bột nếp mới sẽ hút nước ít hơn bột nếp cũ
Trong lúc đợi bột nghỉ thì đun nước và rang vừng. Bạn sơ chế hết các loại để nặn bột được hoàn chỉnh hơn.
Cho bánh vào nồi nước đun nóng già, luộc bánh đến khi bánh chín nổi lên thì giảm nhỏ lửa và luộc thêm một chút nữa cho bánh chín kỹ. Đường nhanh chảy ra và để lâu bánh sẽ không bị cứng.
Khi bánh đã nổi lên thì không nên để lửa to sẽ làm bánh vỡ nứt. Bánh chín vớt ra thả vào tô nước lạnh rồi mới vớt bánh ra đĩa chấm vừng lên bánh.
>>> Những món ăn trên mâm cỗ miền Bắc ngày Tết
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi đã có thể giúp cho bạn hiểu hơn về ngày Tết Hàn Thực đẹp đẽ và ý nghĩa này. Chúc bạn và gia đình có một ngày quây quần bên nhau thật sự ý nghĩa.
Bài viết mới cập nhật
Bạc mạ vàng là gì? Có nên sử dụng trang sức bạc mạ vàng không?
Việc sở hữu trang sức bằng vàng là mong ước của ...
Vì sao nói Ngọc dưỡng Tâm – Trầm dưỡng tính ?
Trong thế giới tự nhiên như hiện nay thì yếu tố ...
Quả cầu Obsidian trắng: Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Trong các vật phẩm phong thủy hiện nay thì những quả ...
Cách chọn mua cây đào bằng đá chuẩn phong thủy
Cây đào đá phong thủy là một trong những vật phẩm ...